>> Ngày 11/10,ẽcóthêmnhiềucôngcụsảnphẩmmớichothịtrườngtráiphiếuViệkqbd shanghai port HNX sẽ giới thiệu Bond Index >> Thị trường trái phiếu chính phủ: Tăng trưởng mạnh sau 4 năm >> Trái phiếu Kho bạc Nhà nước sẽ là chỉ số trái phiếu đầu tiên >> Thêm một chỉ báo mới cho thị trường trái phiếu chính phủ * Bốn năm không phải chặng đường quá dài, tuy nhiên, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đã liên tiếp có những bước tiến dài trong những năm qua. Bà có thể cho biết tổng quan những điểm được và chưa được của thị trường TPCP đến thời điểm này? - Trước hết có thể nói, sau 4 năm hoạt động, thị trường TPCP đã có những bước tiến lớn và quan trọng. Đó là quy mô thị trường ngày càng phát triển mạnh, hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, bền vững và khung chính sách ngày càng cụ thể, rõ ràng.
Về quy mô thị trường, trên thị trường sơ cấp đã hình thành rõ một thị trường đấu thầu có xu hướng cạnh tranh cao, minh bạch về giá, giúp định hướng lãi suất nợ và tiết kiệm chi phí vay, quy mô phát hành tăng mạnh qua từng năm. Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết tăng trưởng mạnh, bên cạnh đó quy mô giao dịch TPCP tăng dần qua các năm, thị trường thứ cấp có phân khúc dành cho trái phiếu ngắn hạn (giao dịch tín phiếu kho bạc) và dài hạn (giao dịch TPCP). Về hạ tầng kỹ thuật, nhận thấy điều kiện để phát triển bền vững thị trường trái phiếu là phải phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HNX đã nghiên cứu và cho áp dụng đồng loạt các hệ thống công nghệ: hệ thống đấu thầu điện tử, hệ thống giao dịch phiên bản 2 hiện đại với việc liên kết giao dịch tín phiếu và trái phiếu, hệ thống đường cong lợi suất với việc chào mua, chào bán của các nhà tạo lập thị trường (thành viên PD) hàng ngày. Về khung chính sách, một loạt các chính sách đã được ban hành, thiết lập môi trường pháp lý rõ ràng, có nguyên tắc và định hướng đối với việc vận hành thị trường TPCP, tạo ra nhiều thay đổi về cơ chế quản lý phát hành và giao dịch TPCP. Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu, nhưng trên thị trường vẫn còn một số tồn tại như: quyền và nghĩa vụ của các thành viên đấu thầu chưa được định rõ khi quy định pháp lý hiện hành mới đưa ra nghĩa vụ chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn tối thiểu 30 tỷ đồng/ngày; thành viên giao dịch chưa đa dạng, chủ yếu giao dịch diễn ra giữa các ngân hàng thương mại (khoảng 90%), sự tham gia của các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… rất hạn chế; hàng hóa giao dịch còn đơn điệu; chưa có các công cụ phòng ngừa rủi ro; hệ thống nhà tạo lập thị trường còn thiếu. * Có ý kiến cho rằng, trong khi thị trường TPCP sơ cấp liên tục có sự phát triển, thì dường như thị trường thứ cấp vẫn còn tồn tại nhiều việc cần hoàn thiện. HNX đánh giá thế nào về ý kiến này? - Thị trường sơ cấp đã liên tục có sự đổi mới, phát triển, từ việc điều hành hoạt động huy động vốn, quy mô huy động tăng mạnh qua các năm, đến việc hình thành nên một thị trường đấu thầu có tính cạnh tranh cao, minh bạch về giá và hệ thống văn bản chính sách đã tạo ra nhiều thay đổi về cơ chế quản lý phát hành. Hệ thống đấu thầu điện tử kết nối thành viên, tổ chức thị trường, cơ quan quản lý cũng hỗ trợ rất nhiều cho công tác đấu thầu được minh bạch, hiện đại, nhanh chóng, rút ngắn thời gian trái phiếu phát hành lên niêm yết. Với thị trường thứ cấp, việc đưa tín phiếu kho bạc vào giao dịch trên cùng hệ thống với TPCP có thể coi là một đột phá, thể hiện định hướng thống nhất thông tin giao dịch của sản phẩm ngắn hạn và dài hạn TPCP. Sau 1 năm tín phiếu giao dịch trên sàn thứ cấp, tỷ lệ thanh khoản của tín phiếu đã là 0,3 lần, HNX cũng đã áp dụng hệ thống giao dịch phiên bản 2 hiện đại với nhiều chức năng hỗ trợ cho các thành viên, tiến đến gần chuẩn quốc tế, có thể coi đây là bước phát triển quan trọng tiếp theo trên thị trường này.
Việc đưa hệ thống phiên bản 2 vào giao dịch đã khiến khối lượng giao dịch tăng đột biến, có phiên lên đến 2.000 tỷ đồng/phiên, đặc biệt 6 tháng 2013, giao dịch trái phiếu vô cùng sôi động với tỷ lệ thanh khoản đạt 0,9 lần, bằng mức trung bình của các thị trường trong khu vực; lợi suất giao dịch khá sát với thị trường sơ cấp. Sản phẩm thứ 3 của thị trường thứ cấp là đường cong lợi suất – một chỉ báo quan trọng của thị trường. Cơ quan quản lý, thành viên, tổ chức tài chính đã đánh giá cao đường cong lợi suất của HNX trong thời gian qua. Một số tổ chức tài chính nước ngoài cũng đã đưa chỉ số này là một trong số những chỉ báo quan trọng khi NĐT quan tâm tới thị trường Việt Nam. Mặc dù cơ quan quản lý, thành viên và HNX đã có những nỗ lực cho việc phát triển thị trường, tuy nhiên, thị trường còn rất non trẻ, quy mô chưa lớn nên còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết một cách toàn diện, triệt để. Tôi cho rằng, chúng ta đều nhìn nhận rõ những hạn chế của thị trường hiện tại, chúng ta thực lòng muốn phát triển thị trường, thì chắc chắn đó là cái “đích chung” cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường này cùng hành động để đạt tới. * Thị trường TPCP đã không ngừng lớn mạnh – điều này không thể không kể đến vai trò là cầu nối đa diện của HNX. Dưới góc nhìn của chính người trong cuộc, bà có thể chia sẻ gì về điều này? - Với vai trò là đơn vị tổ chức thị trường, HNX luôn chú trọng việc đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa nền tảng công nghệ phục vụ hoạt động giao dịch, mặt khác HNX cũng tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phảm mới. Nhưng quan trọng hơn là HNX luôn thấy mình phải là “cầu nối” giữa thị trường và cơ quan quản lý. Các cuộc gặp mặt thành viên thị trường trái phiếu hàng quý, hàng năm, những cuộc đối thoại, khóa đào tạo nghiệp vụ do HNX làm đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức phát hành, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tổ chức đều trở thành những cuộc trao đổi rất “mở”, thẳng thắn, thực sự trở thành kênh thông tin tốt để có những đề xuất với cơ quan quản lý hoàn thiện khung pháp lý và triển khai các giải pháp giúp thị trường trái phiếu phát triển hơn trong tương lai. Bản thân đối với HNX, trước khi đưa ra các sản phẩm mới, hệ thống mới, chúng tôi đều lấy ý kiến rộng rãi của thành viên thị trường, trân trọng các đề xuất của họ và đưa vào thực tiễn áp dụng. Vì vậy, những sản phẩm đã đưa ra đều mang tính ứng dụng cao, đáp ứng mong muốn thực sự của thị trường và được thành viên rất ủng hộ. * HNX đang có kế hoạch gì để vai trò của “người xây cầu” tiếp tục phát huy, trong việc phát triển thị trường theo đúng tiềm năng của nó? Đâu là điểm nhấn ngay trong quý IV/2013 này, thưa bà? - Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 261/QĐ-BTC phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến 2020. Trên cơ sở đó, Bộ chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp phát triển thị trường một cách đồng bộ. Về trách nhiệm của mình, HNX đã và đang nghiên cứu triển khai một loạt các công việc nhằm chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc tổ chức vận hành một thị trường trái phiếu hoàn chỉnh có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng các tiêu chuẩn của một thị trường giao dịch hiện đại với cơ chế và phương thức giao dịch linh hoạt của các loại sản phẩm khác nhau, kết nối liên thông nhanh chóng với hệ thống thanh toán bù trừ và lưu ký hiện đại, đảm bảo thị trường minh bạch, thống nhất về thông tin, giao dịch và giám sát. Ngoài ra, hoạt động thành viên, nghiên cứu phát triển,…phục vụ cho định hướng phát triển cũng không thể tách rời khỏi nhiệm vụ của Sở cũng như có sự phối hợp với các cơ quan liên quan. Năm nay (quý IV/2013), Sở có một sản phẩm cụ thể đưa ra lấy ý kiến thành viên thị trường là: Bond index. Nếu “đầu xuôi đuôi lọt”, đây sẽ là một chỉ số quan trọng nữa cùng với đường cong lãi suất trở thành “Bộ Chỉ báo của thị trường TPCP” rất có ý nghĩa đối với sự phát triển chung của thị trường. * Trân trọng cảm ơn bà! Duy Thái (thực hiện) |