当前位置:首页 > Cúp C1

【bảng xếp hạng u21 quốc gia】Tăng cường Quản lý thuế hộ kinh doanh: Ngăn chặn vấn nạn mua bán hóa đơn trái phép

Việc điều chỉnh mức thuế khoán đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế.

Việc điều chỉnh mức thuế khoán đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế. Ảnh: Đức Minh

Đây cũng là điểm nhấn tại dự thảo thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh,ăngcườngQuảnlýthuếhộkinhdoanhNgănchặnvấnnạnmuabánhóađơntráiphébảng xếp hạng u21 quốc gia cá nhân kinh doanh đang được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế lấy ý kiến rộng rãi.

Mở rộng cơ sở thuế

Chủ trì và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với 63 địa phương để lấy ý kiến hoàn thiện nội dung dự thảo thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới đây, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung thông tư quản lý thuế nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong thời gian qua theo hướng: tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ lớn, hộ sử dụng hóa đơn; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đồng thời, các quy định này mở rộng cơ sở thuế đối với một số lĩnh vực kinh doanh của cá nhân mà từ trước đến nay chưa có quy định để điều chỉnh thu thuế phù hợp, đảm bảo công bằng với các đối tượng kinh doanh khác. Các quy định của thông tư cũng sẽ tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của cá nhân cư trú.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết thêm, về phạm vi điều chỉnh, thông tư sẽ hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt cư trú hay không cư trú); cá nhân có tài sản cho thuê tại lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt cư trú hay không cư trú); cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn” (không phân biệt cư trú hay không cư trú).

“Đặc biệt, việc quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh lớn sử dụng nhiều hóa đơn sẽ hạn chế tối đa việc lợi dụng, hợp thức hóa hóa đơn đầu vào cho doanh nghiệp, hợp thức hóa hàng nhập lậu tại khu vực chợ biên giới, buôn bán hóa đơn bất hợp pháp” – ông Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Điều chỉnh mức thuế nếu doanh thu có thay đổi 20% trở lên

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết thêm, đối với cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh, ngoài các quy định hiện hành tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, tại dự thảo thông tư này có bổ sung hướng dẫn về việc cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn” sẽ khai từng lần phát sinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong việc khai, nộp thuế.

Các tổ chức là đối tác tại Việt Nam của các nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam mà có thỏa thuận nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thông qua tổ chức đối tác tại Việt Nam thì phải khai thay, nộp thay cho cá nhân. Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thực hiện khai thuế trên toàn bộ doanh thu hợp tác kinh doanh và khai thay, nộp thay thuế TNCN cho cá nhân.

Việc xây dựng chi tiết danh mục ngành nghề và biểu thuế suất áp dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo dự thảo thông tư sẽ đảm bảo phù hợp công bằng giữa các lĩnh vực ngành nghề; các quy định trong dự thảo thông tư sẽ tăng cường trách nhiệm của tổ chức trong việc khai, nộp thuế thay cho cá nhân. “Cụ thể, các tổ chức phải khai thay, nộp thay cho cá nhân nếu có phát sinh chi trả cho cá nhân kinh doanh các khoản: thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú có thuê lại tài sản là bất động sản nghỉ dưỡng của cá nhân thì phải khai thay, nộp thay cho cá nhân” – ông Đặng Ngọc Minh nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), việc xác định doanh thu tính thuế của hộ khoán có điểm mới so với hiện hành, đó là trường hợp hộ khoán có thay đổi doanh thu thì cơ quan thuế sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm theo thực tế nếu doanh thu có thay đổi từ 20% trở lên. Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, chỉ trường hợp thay đổi doanh thu từ 50% trở lên thì cơ quan thuế mới thực hiện điều chỉnh ngay trong năm tính thuế. Điều này đã gây khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc điều chỉnh mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; đặc biệt là trong thời gian Covid-19, những hộ bị ảnh hưởng thay đổi doanh thu dưới 50% sẽ không được điều chỉnh giảm thuế khoán.

Ngoài ra, mức giao tăng dự toán hàng năm đối với khu vực ngoài quốc doanh trong đó bao gồm hộ kinh doanh thường ở mức từ 10% đến 20% (theo số liệu báo cáo thực tế trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay) nhưng cơ quan thuế chỉ có thể điều chỉnh tăng mức thuế khoán nếu doanh thu tăng trên 50%, điều này gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách. Do đó, để có thể điều chỉnh tăng/giảm mức thuế khoán trong năm phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đáp ứng việc hoàn thành dự toán thì cần phải quy định một tỷ lệ phù hợp là 20%.

Điều chỉnh mức thuế khoán xuống 20% phù hợp thực tế


“Việc sửa đổi tỷ lệ thay đổi doanh thu từ 50% xuống 20% làm căn cứ điều chỉnh mức thuế khoán ngay trong năm tính thuế để đảm bảo để phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch Covid-19. Đồng thời, việc xây dựng chi tiết danh mục ngành nghề và biểu thuế suất áp dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh theo dự thảo thông tư sẽ đảm bảo phù hợp công bằng giữa các lĩnh vực ngành nghề” - PGS.TS Lê Xuân Trường nhấn mạnh.

Văn Tuấn

分享到: