【xem bong da nha cai】Chương trình doanh nghiệp ưu tiên sẽ được mở rộng

 人参与 | 时间:2025-01-10 20:14:32

chuong trinh doanh nghiep uu tien se duoc mo rong

Nhiều DN đệt may chưa sẵn sàng tham gia chương trình DN ưu tiên. Ảnh: T.BÌNH

Hút doanh nghiệp lớn

Bà Lê Thu - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) - đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình DN ưu tiên cho biết,ươngtrìnhdoanhnghiệpưutiênsẽđượcmởrộxem bong da nha cai Hải quan Việt Nam đã có sự khởi động tích cực trong thực hiện Chương trình DN ưu tiên theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Chế độ ưu tiên đã thu hút sự quan tâm của các DN lớn, đặc biệt là DN FDI như Intel, Samsung, Canon… Đến nay, Tổng cục Hải quan đang áp dụng chế độ ưu tiên cho 16 DN (10 DN FDI, 6 DN trong nước). Xét về loại hình ưu tiên, có 4 DN xuất khẩu thuần túy, 11 DN hoạt động cả xuất khẩu và nhập khẩu, 1 DN thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Thống kê năm 2013 cho thấy, tổng kim ngạch XNK của 16 DN đang được áp dụng chế độ ưu tiên đạt hơn 40 tỉ USD, chiếm 25% tổng giá trị kim ngạch XK cả nước. Theo bà Thu, dự kiến hết năm 2014, cơ quan Hải quan sẽ nâng tổng số DN được công nhận là DN ưu tiên lên 25 DN.

Nhìn vào số lượng DN đang được áp dụng chế độ ưu tiên và số hồ sơ mà cơ quan Hải quan đang thẩm định thì có sự vượt trội của các DN FDI. Vì sao lượng DN Việt được công nhận còn ít? Phải chăng quy mô DN trong nước không đáp ứng hay thủ tục tham gia quá khắt khe, rườm rà…? Bà Lê Thu chia sẻ, quá trình xem xét, đánh giá, thẩm định để công nhận 1 DN đủ chế độ ưu tiên là rất công khai, minh bạch, nếu DN có nhu cầu tham gia Chương trình luôn được sự hỗ trợ đắc lực từ cơ quan Hải quan. Các quy trình, thủ tục, điều kiện… đã được quy định rõ trong Thông tư 86/2013/TT-BTC và Thông tư 133/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp DN chưa nắm rõ quy định, Cục Kiểm tra sau thông quan có bộ phận chuyên trách để sẵn sàng giải đáp, tư vấn. Xét về mặt kim ngạch, nhiều DN trong nước cũng đáp ứng đủ điều kiện quan trọng này. Hiện, có 3 loại hình về DN ưu tiên với các điều kiện cụ thể về kim ngạch. Theo đó, DN được ưu tiên trong XNK tất cả các mặt hàng, loại hình XNK phải có kim ngạch XNK tối thiểu đạt 200 triệu USD/năm. DN được ưu tiên trong XK hàng hóa là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và NK hàng hóa là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa XK nêu trên kim ngạch XK tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm. DN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là DN công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao được ưu tiên trong NK hàng hóa phục vụ sản xuất; XK sản phẩm công nghệ cao không quy định về kim ngạch.

Thời gian qua, theo thống kê của cơ quan Hải quan, cả trăm DN có hoạt động XNK đạt được điều kiện về kim ngạch. Tuy nhiên, khi các Cục Hải quan địa phương tuyên truyền về Chương trình thì số DN nộp hồ sơ đăng kí tham gia chủ yếu rơi vào đối tượng DN FDI. Theo tìm hiểu của Cục Kiểm tra sau thông quan, một số DN trong nước về dệt may, da giày có kim ngạch XNK rất lớn nhưng chưa sẵn sàng tham gia. Một số DN lớn khác lại có mặt hàng sản xuất, XNK nằm trong các chương trình quản lí đặc biệt (ví dụ các DN lớn về mặt hàng sữa lại nằm trong đối tượng quản lí đặc biệt về giá) nên quá trình thẩm định, đánh giá lâu hơn… Ngoài ra, các chế độ về kế toán, kiểm soát nội bộ của DN FDI cũng tốt hơn nhiều so với phần lớn DN trong nước nên đối tượng này có sự chủ động và sẵn sàng tham gia cao hơn.

Chưa cụ thể hóa chế độ ưu tiên trên VNACCS/VCIS

Theo Cục Kiểm tra sau thông quan, chế độ DN ưu tiên được xây dựng trên nền tảng các quy định cũ về quy trình thủ tục hải quan. Nhưng từ 1-4-2014, ngành Hải quan đã áp dụng chính thức Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS theo Thông tư 22/2014/TT-BTC nên phát sinh một số vướng mắc đối với các DN ưu tiên. Ví dụ, theo quy định của Chương trình DN ưu tiên, đối tượng này không khai định mức đối với loại hình sản xuất xuất khẩu. Nhưng thực tế DN vẫn phải báo hải quan đầy đủ để có thể hoàn thành tờ khai (khi thực hiện VNACCS/VCIS), vì về mặt kĩ thuật Hệ thống chưa cho phép bỏ qua việc khai báo định mức. Mặt khác, việc giải quyết thủ tục cho DN trong trường hợp Hệ thống gặp sự cố cũng chưa được hướng dẫn cụ thể nên DN và Hải quan địa phương lúng túng khi thực hiện. Đặc biệt, Hệ thống có thiết kế chức năng riêng cho các DN ưu tiên nhưng chưa được triển khai trong thực tế.

Để hoàn thiện Chương trình DN ưu tiên, ngoài khắc phục các khó khăn liên quan đến Hệ thống VNACCS/VCIS nêu trên, Cục Kiểm tra sau thông quan đề xuất thêm một số giải pháp: Đưa chế độ quản lí này vào Luật Hải quan (sửa đổi); mở rộng đối tượng áp dụng cho các DN tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ XNK; kí kết các thỏa thuận công nhận Chương trình DN ưu tiên lẫn nhau với Hải quan các nước…

顶: 74踩: 327