【lich bong da truc tuyen】Giải pháp nào cho các lò đốt than thủ công?

作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:36:29 评论数:

“Còn hơn mùi cơm khét nữa!”

Đó là miêu tả của bà Thị Búp ở ấp 1,p nlich bong da truc tuyen xã An Khương, huyện Hớn Quản về mùi khói từ các lò đốt than với chúng tôi. Đã gần trưa nhưng nhà vẫn vắng người, bà Thị Búp vừa ngồi đưa võng cho cháu vừa than thở: “Tôi ở đây lâu rồi mà từ ngày có lò than về đây mới ngửi thấy mùi khó chịu. Mùi khét còn hơn mùi cơm khét nữa, khó chịu lắm, ngửi là muốn bệnh rồi. Mấy đứa con đi làm xa hết, đến chiều mới về, đỡ phải ngửi mùi khói ”. Bà vừa đi bệnh viện về được 2 tuần nay vì bệnh liên quan đến đường hô hấp. “Đốt vừa thôi chứ trong này bệnh đau nhiều lắm. Nhờ chính quyền xem xét cho đồng bào ở đây chứ biết làm sao được” - bà Thị Búp nói.

Một cơ sở đốt than ở ấp 1, xã An Khương, huyện Hớn Quản hoạt động liên tục bất kể ngày đêm

Cách đó chỉ 2 nhà, anh Điểu Thắng đang ngồi sửa lại chiếc máy cắt lúa thủ công. Mùa này, anh chẳng có việc gì để làm. Bởi cây trồng, mùa màng chẳng còn được như xưa. “Tầm này còn đỡ chứ khoảng 2, 3 giờ sáng là thấy khói bay khắp cánh đồng. Từ khi có lò than tới giờ, đâu có mùa màng gì. Khói bốc lên là lá cây chuyển sang màu đen hết. Bình thường cây 1 năm thay lá 1 lần, ở đây 1 năm cây thay lá 9, 10 lần, như vậy cây nào sống nổi” - anh Thắng tâm sự.

Ấp 1, xã An Khương chỉ có vài trăm hộ dân nhưng đã có đến 2 cơ sở đốt than với công suất trên 20 lò hoạt động liên tục bất kể ngày hay đêm. Người dân địa phương cho biết, khói đốt than bốc lên mù mịt, nhất là thời điểm lò bắt đầu đốt mẻ mới. “Khói cuộn lên trắng trời luôn. Mùi khó chịu hơn hẳn. Còn bình thường thì cứ âm ỉ vậy đó” - anh Thắng nói.

Tất cả lò đốt than củi ở xã An Khương đang hoạt động theo hình thức thủ công truyền thống, tức là phải hầm than liên tục trong lò từ 20-30 ngày. Trong khoảng thời gian đó, lượng khói xả ra môi trường bao nhiêu thì không ai có thể tính toán được.

Chưa có giải pháp căn cơ

Đốt than củi được xem là nghề truyền thống và là “cần câu cơm” của nhiều người dân ở xã An Khương. Cơ sở đốt than của ông Phạm Kim ở ấp 1 là một trong những cơ sở có thời gian hoạt động lâu nhất tại địa bàn xã này. Bắt đầu gây dựng cơ sở từ năm 2011, vào những lúc cao điểm, 11 lò đốt than của gia đình ông Kim có thể cho ra đến 11 tấn than củi mỗi ngày. Ông Kim cho biết: “Mình đốt như đốt gạch, đốt suốt không nghỉ. Sau khi than chín thì phải ủ, thời gian để nguội tầm 15-20 ngày mới ra được mẻ than”. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên than không bán được nhưng cơ sở này vẫn duy trì từ 3-4 lò đốt mỗi ngày. Khói từ các lò đốt than liên tục bốc lên. Dù vậy, ông vẫn khẳng định, cơ sở đốt than của gia đình không gây ảnh hưởng gì đến môi trường. “Cái này nó xa khu dân cư, không ảnh hưởng gì tới ai, khói cũng không đi đâu được” - ông Kim nói.

Đối với mùi khói từ lò than, chính quyền xã không có máy móc gì để xác định quá nồng độ hay không. Do đó, chúng tôi rất mong cơ quan chức năng xác định, đo lường chất lượng về không khí và yêu cầu các chủ lò than phải có thiết bị máy móc để hạ thấp tỷ lệ ô nhiễm môi trường.

Ông Ngô Công Ngân, Phó chủ tịch UBND xã An Khương, huyện Hớn Quản

Than không bán được nhưng các lò đốt than thì vẫn phải duy trì. Xe củi liên tục vào, ra vận chuyển nguyên liệu đốt. Tại cơ sở đốt than của gia đình ông Nguyễn Văn Thời cũng ở ấp 1, lượng than tồn chất thành từng bãi lớn ngay ngoài trời nhưng bên trong lò, nhân công vẫn làm việc liên tục. Gương mặt ai nấy đều lấm lem vệt than và trên người nồng nặc mùi khói. Hệ thống phun nước bên trong lò không át đi được mùi khói vảng vất ám vào cơ thể. Ông Thời cho biết: Than bây giờ làm ra không bán được thì phải để ở đây chờ giá vì giờ giá củi cũng cao, làm không có lời. Đúng ra để lại thì phải xây kho nhưng giờ không có điều kiện thì mình kê lên với căng bạt để đại ngoài trời vậy thôi.

Ông Thời đang tính đến chuyện chuyển đổi sang mô hình sản xuất than ép không khói thân thiện hơn với môi trường. Nhưng với điều kiện hiện nay, mô hình đó không biết đến khi nào mới có thể chuyển đổi được. “Mình phải đi học tập xem mô hình nó vận hành thế nào, rồi nguồn vốn chuyển đổi nữa. Muốn làm cũng không phải dễ” - ông Thời nói.

Xã An Khương đang có 4 cơ sở đốt than củi với công suất thiết kế từ 10-20 lò/cơ sở. Dù chính quyền xã đã thường xuyên nhắc nhở các lò đốt phải tuân thủ giải pháp bảo vệ môi trường, nhưng vẫn nhận được rất nhiều phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm không khí do các lò đốt than gây ra. “Người dân phản ánh rất nhiều trong các đợt tiếp xúc cử tri hoặc có khi tới gặp trực tiếp chúng tôi. Chúng tôi đã cử cán bộ chuyên môn nắm bắt tình hình, nhắc nhở các chủ lò than, đồng thời có văn bản gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để cơ quan chuyên môn có thẩm quyền vào kiểm tra. Về lâu dài, chính quyền xã rất muốn có quy hoạch đưa lò than về khu vực cách xa khu dân cư” - ông Ngô Công Ngân, Phó chủ tịch UBND xã An Khương nói.

最近更新