Hiện tượng La Nina sẽ làm mùa đông đến sớm và lạnh hơn |
Thị trấn Sa Pa chìm trong sương mù và giá lạnh. (Ảnh minh họa: Quốc Khánh/TTXVN). |
Trưởng Phòng Phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia,ùaĐôquả bóng đá châu âu Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Văn Hưởng đã có cuộc trao đổi nhanh với phóng viên TTXVN về diễn biến thời tiết từ nay đến cuối năm.
Xin ông cho biết, thời tiết mùa Đông năm nay có gì bất thường?
Xu thế là nhiệt độ mặt nước biển tiếp tục lạnh đi và hiện tượng La Nina đã xuất hiện đã được xác nhận.
Dự báo, La Nina (thuộc dòng biển lạnh và có khả năng hạ thấp nhiệt độ ở những vùng biển mà nó đi qua) còn kéo dài trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Hiện tượng La Nina sẽ ảnh hưởng đến thời tiết của Việt Nam. Dự báo, không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm nên nền nhiệt trung bình mùa Đông năm 2020-2021 có xu hướng thấp hơn so với mùa Đông năm 2019-2020.
Trong tháng 10/2020 và từ tháng 1 đến tháng 3/2021, nhiệt độ phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng tháng 11 và tháng 12/2020, nhiệt độ toàn quốc phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,5-1 độ C. Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 12/2020.
Tình hình mưa và hạn hán, xâm nhập mặn những tháng cuối năm 2020 tại các khu vực trong cả nước như thế nào, thưa ông?
Đỉnh lũ năm 2020 tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức thấp. Mực nước tại các trạm thủy văn vùng hạ nguồn sông Cửu Long bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
Đỉnh lũ năm tại các trạm ở mức báo động 2-báo động 3, một số trạm trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng, thấp, ven sông, đặc biệt là tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
Trong những tháng cuối năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông Nam Bộ đến sớm hơn, gay gắt hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, nhưng khả năng ít nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2019-2020.
Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần sớm có các biện pháp chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động cập nhật các thông tin dự báo hàng ngày, dự báo tháng để đề phòng trường hợp tình hình khí tượng thủy văn trở nên phức tạp hơn.
Xin ông cho biết, diễn biến lũ trên các con sông trong những tháng cuối năm thế nào?
Các sông, suối khu vực Bắc Bộ trong các tháng cuối năm 2020 sẽ xuất hiện 1-2 đợt lũ nhỏ, mức đỉnh lũ dưới báo động 1.
Tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2020, các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ lớn.
Đỉnh lũ năm 2020 tại hạ lưu các sông chính tại Bắc Trung Bộ ở mức báo động 1- báo động 2. Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2- báo động 3, tại một số sông trên báo động 3, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
Các đợt mưa lớn có thể gây ra nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt diện rộng trên các lưu vực sông và tại các khu đô thị lớn ở Trung Bộ, Tây Nguyên.
Mưa lũ, ngập lụt có khả năng ảnh đến hạ tầng giao thông, đê kè, các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ, xung yếu có thể bị sự cố, tác động xấu đến kinh tế xã hội trong khu vực. Các địa phương cần sớm rà soát các phương án ứng phó mưa, lũ lớn để chủ động hơn trong công tác phòng, chống.
Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần sớm có các biện pháp chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động cập nhật các thông tin dự báo hằng ngày, dự báo tháng để đề phòng trường hợp diễn biến khí tượng thủy văn trở nên phức tạp hơn.
Trân trọng cảm ơn ông.