TheưởngTếtNguyênđánKỷHợiNơitrămtriệuchỗtrămnghìbong dá luo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, tính đến 9/1/2019, có 58/63 địa phương gửi báo cáo tổng hợp số liệu từ 25.565 doanh nghiệp về thưởng Tết.
Tiền thưởng trong dịp Tết cho người lao động tăng đáng kể so với năm 2018. Đa số doanh nghiệp đã hoàn thành việc thưởng Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân đạt hơn 1,4 triệu đồng/người, tăng 23,3% so với năm 2018.
Thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cho người lao động bình quân bằng khoảng 1 tháng lương, tương ứng hơn 6,3 triệu đồng/người, tăng 11,4% so với năm 2018. Trong đó, khối Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thưởng gần 5,8 triệu đồng/người, tăng 15,2%. Khối công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thưởng hơn 6,8 triệu đồng/người, tăng 9,8 %. Người lao động trong khối doanh nghiệp dân doanh nhận được mức thưởng hơn 6,4 triệu đồng/người, tăng 26,6%; trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận được mức thưởng hơn 6,2 triệu đồng/người, tăng 9,7%.
Tổng hợp mức thưởng Tết Nguyên đán 2019 tại nhiều tỉnh, thành phố cho thấy, dù mức thưởng năm nay cao hơn năm 2018 nhưng vẫn tồn tại sự chênh lệch đáng kể giữa các địa phương và nhóm doanh nghiệp.
Tại Bắc Ninh, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 350 triệu, trong khi đó, mức thưởng thấp nhất chỉ đạt 50.000 đồng.
Tương tự, tại TP HCM, mức thưởng cao nhất lên tới 1,17 tỉ đồng, thuộc về một cá nhân làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng. Trong khi đó, vẫn có khoảng 4 doanh nghiệp gặp khó khăn đối diện nguy cơ không có thưởng Tết cho người lao động.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết, theo Bộ luật Lao động hiện hành, tiền lương là khoản tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động, để thực hiện công việc theo thỏa thuận, căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Tiền thưởng là khoản tiền người sử dụng lao động thưởng cho người lao động, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Tiền thưởng được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế hoạt động của doanh nghiệp, do người sử dụng lao động ban hành.
Mức thưởng Tết căn cứ vào năng suất lao động, tình hình kinh doanh và thỏa ước lao động giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.
Về tiền thưởng, đa số doanh nghiệp có mức thưởng hằng năm cho người lao động. Mức thưởng đưa ra căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ hoàn thành công việc của người lao động vào các thoả thuận giữa hai bên liên quan đến nội dung này trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc đã quy định trong quy chế hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thực tế, các đơn vị, doanh nghiệp thường chi thưởng vào dịp Tết, nên quen gọi đó là thưởng Tết. Trong hệ thống pháp luật về lao động hiện hành không có chế độ thưởng Tết.
“Không có gì khó hiểu khi chúng ta thấy có những doanh nghiệp, ngành nghề trả lương, chi thưởng cho người lao động rất cao, nhưng cũng có những đơn vị trả lương, chi thưởng khá thấp. Doanh nghiệp có mức thưởng cao thường tập trung ở những ngành, nghề có nhiều lợi thế phát triển như ngân hàng, tài chính, bất động sản... Doanh nghiệp thưởng Tết thấp thường ở ngành gia công, chế biến. Trong một doanh nghiệp, người lao động ở những vị trí khác nhau, đảm nhận những công việc khác nhau cũng có thể nhận được mức lương, thưởng khác nhau. Tất nhiên, mức lương thấp nhất vẫn phải bảo đảm bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”, ông Diệp lý giải.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, dù đã rất cố gắng, cả nước vẫn còn khoảng 20% doanh nghiệp chưa thưởng Tết Dương lịch cho người lao động do sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn hoặc do họ chưa xây dựng kế hoạch tại thời điểm gửi báo cáo. Nếu thấy chế độ tiền lương, thưởng chưa thỏa đáng, người lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động cần rà soát lại các thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động đã thực hiện đúng các thỏa thuận, thì người lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động cần gặp gỡ, trao đổi, thương lượng lại với người sử dụng lao động để có chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý. Trong trường hợp người sử dụng lao động chưa thực hiện đúng các thỏa thuận, các bên liên quan cũng nên bàn bạc, trao đổi, thương lượng để tìm giải pháp tháo gỡ.
Lương thưởng Tết thay đổi thế nào trong các năm tới
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, Nghị quyết 27 đã xác định phải cải cách chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp từ năm 2021. Theo tinh thần Nghị quyết 27, tiền lương trong khu vực sản xuất, kinh doanh là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý chung theo đúng nguyên tắc kinh tế thị trường, điều tiết, hỗ trợ thị trường lao động phát triển và kiểm tra, giám sát việc thưc hiện. Chính sách tiền lương tối thiểu sẽ hoàn thiện để có thể đáp ứng sự phát triển linh hoạt của thị trường lao động, nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu. Bên cạnh lương tối thiểu theo tháng, Nhà nước quy định lương tối thiểu theo giờ, nhằm bảo vệ tốt hơn lao động yếu thế, phù hợp với thông lệ quốc tế.