当前位置:首页 > Cúp C1

【xổ số bóng đá】Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi): Doanh nghiệp băn khoăn về điều kiện kinh doanh

du thao luat thuy san sua doi doanh nghiep ban khoan ve dieu kien kinh doanh

Các DN cho rằng,ựthảoLuậtThủysảnsửađổiDoanhnghiệpbănkhoănvềđiềukiệxổ số bóng đá điều kiện đầu tư kinh doanh trong dự thảo Luật Thủy sản cần nêu rõ ràng hơn. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Xem xét kỹ Quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Một trong những nội dung tại dự thảo Luật Thủy sản nhận được nhiều quan tâm của DN là lập Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bà Trần Hoàng Yến, đại diện Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản (VASEP) cho hay: Việc lập quỹ là cần thiết, song nên bổ sung thêm nội dung. Hiện nay, Mỹ, Nhật, EU là ba thị trường lớn, chiếm tới 60% thị phần XK thủy sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ và EU đã áp dụng quy định chống lại nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Thủy sản không thấy có nội dung đề cập đến nội dung này.

“Hiện nay, khi XK thủy sản vào EU, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng có thể bị thẻ vàng (cảnh báo) theo quy định IUU. Nếu bị thẻ vàng, 100% lô hàng thủy sản XK sẽ bị kiểm soát. Không chỉ vậy, hàng còn bị giữ tại cảng 2-3 tuần, gây thiệt hại không nhỏ cho DN. Thái Lan rất coi trọng vấn đề đáp ứng quy định IUU. Bằng chứng là, Thái Lan đã chi hàng tỷ USD với đội ngũ lên tới hơn 1.000 người chỉ để kiểm soát IUU. Ở Việt Nam, để tránh bị thẻ vàng từ các quốc gia áp dụng quy định IUU, cần nỗ lực lớn và phải chi rất nhiều tiền. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Thủy sản không có đề cập xây dựng quỹ nào phục vụ vấn đề này. Quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản có thể đi kèm thêm nội dung chống khai thác bất hợp pháp hoặc lập riêng một quỹ cho vấn đề IUU. Đó là điều cần thiết”, bà Yến nhấn mạnh.

Liên quan tới vấn đề Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, ông Đặng Quang Vinh, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Quỹ nên để DN, hiệp hội tự thành lập, vận hành. Bởi DN sẽ hiểu cần bổ sung nguồn lợi gì, như thế nào cho phù hợp. Chỉ khi có các hoạt động ý nghĩa, nhà nước mới chi tiền bổ sung, cùng DN, hiệp hội tiến hành chứ không nên lập quỹ do cơ quan nhà nước quản lý, hoạt động, sẽ nặng tính hành chính.

Một số DN khác nêu ý kiến, Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nếu chỉ do cơ quan nhà nước quản lý thì rất khó để giám sát được hoạt động chi tiêu. Bởi vậy, DN đề xuất nên có cơ chế cho phép các hiệp hội, ngư dân tham gia đồng sở hữu. Bên cạnh đó, quỹ có thể không cần duy trì cố định thường xuyên mà chỉ xây dựng quỹ tạm thời khi có sự cố.

Làm rõ điều kiện đầu tư kinh doanh

Ngoài vấn đề xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các điều kiện đầu tư kinh doanh nêu trong dự thảo Luật Thủy sản được đánh giá còn không ít vướng mắc.

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng: Theo nội dung dự thảo, nhiều điều kiện kinh doanh nêu ra còn thiếu minh bạch, có phần lạm dụng. Điển hình như, DN phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, có địa điểm phù hợp, có dây chuyền sản xuất phù hợp, có nghề khai thác phù hợp… Ở đây rất khó xác định như thế nào là phù hợp, là đủ điều kiện.

Đối với nội dung mua bán, NK thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường, các điều kiện đặt ra cũng khá cụ thể. Ví dụ như, DN nếu bày bán thì phải có kho chứa cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại; có thiết bị, dụng cụ để bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất; có giải pháp phòng chống động vật gây hại… “Đây là các điều kiện về bảo quản chứ không phải điều kiện về mua bán NK. Chẳng lẽ, mỗi lần nhập hàng của nhà sản xuất khác, DN lại phải xin giấy chứng nhận khác? Về vấn đề này có thể đổi sang quy định về hướng dẫn bảo quản thay vì điều kiện”, ông Đức nói.

Liên quan tới vấn đề này, đại diện Hiệp hội Nghề cá Việt Nam bổ sung thêm: Điều kiện đầu tư kinh doanh trong dự thảo cần nêu rõ ràng hơn. Nuôi trồng thủy sản rất quan trọng. Nguồn thu từ nuôi trồng thủy sản lớn hơn khai thác nhiều. Nếu quy định không rõ ràng, nhiều DN “cuốc xẻng” cũng có thể đầu tư kinh doanh, đưa chế phẩm vào thị trường, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hường trực tiếp tới hàng XK khi không vượt qua được các rào cản kỹ thuật mà nước NK đưa ra.

Đáp lại các băn khoăn về dự thảo Luật Thủy sản, bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) cho biết: Nội dung điều kiện sản xuất kinh doanh, Luật Thủy sản không thể đưa ra cụ thể. Luật chỉ đưa ra điều kiện cơ bản cần phải có, còn chi tiết như thế nào chỉ có thể nằm trong văn bản cấp Chính phủ.

Về kiến nghị của VASEP liên quan tới lập thêm Quỹ IUU hoặc ghép chung với Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, theo bà Huệ, Ban soạn thảo Luật ghi nhận để nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, khả năng bổ sung thêm quỹ khá khó khăn bởi quá trình bảo vệ để giữ được nội dung Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong dự thảo Luật Thủy sản cũng đã không hề đơn giản.

分享到: