【7m.cn.livecore】Luật Đất đai phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 21/6 tại Kỳ họp thứ 5.

Tránh gom đất giá rẻ rồi chuyển mục đích để hưởng lợi

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) nhấn mạnh,ậtĐấtđaiphảixóabỏbấtcôngtừlợiíchdochênhlệchđịatô7m.cn.livecore một trong những nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 18 của Trung ương là hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính đất đai, nghiên cứu, có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

Đại biểu Trần Văn Khải

Chênh lệch địa tô được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất, từ loại đất có giá trị thấp sang loại đất có giá trị cao, đất nông nghiệp được mua gom, đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ có giá cao gấp chục lần. Vấn đề xử lý chênh lệch địa tô đối với đất đai của người dân đang tiềm ẩn nhiều bất công trong xã hội.

Do đó, ông Trần Văn Khải cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô, tránh nguồn lực đất đai bị thất thoát, bảo đảm hài hòa lợi ích trong khai thác chênh lệch địa tô giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Đại biểu cho rằng, giải quyết tốt vấn đề trên sẽ khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.

Đề cập vấn đề sử dụng đất thực hiện dự án phát triển KTXH thông qua thoả thuận nhận quyền sử dụng đất hay đang có quyền sử dụng đất ở điều 127, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Quảng Ninh) cho biết, hiện dự thảo quy định với nhà ở thương mại dưới 5ha ở đô thị và 10ha ở khu vực nông thôn không thu hồi đất lựa chọn nhà đầu tư mà thực hiện qua hình thức tự thoả thuận hay Nhà nước thu hồi đất để đấu giá.

Tuy vậy, việc thoả thuận phải có cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư hoặc có biện pháp cụ thể trong trường hợp thoả thuận đến 80-90% dự án nhưng số còn lại không có cơ chế để nhà đầu tư thoả thuận được. Thực tế có dự án đã huỷ do không thoả thuận được cơ chế đền bù. Do đó, bà Hà đề nghị có cơ chế trong trường hợp này.

Cuộc sống tốt hơn không có nghĩa nhà to hơn

Góp ý về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) đánh giá dự thảo chưa có quy định khái niệm xác định thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; khái niệm bồi thường chưa chuẩn xác, không có quy định bồi thường thiệt hại về tài sản khác khi Nhà nước thu hồi đất…

Đại biểu Thạch Phước Bình

Dự thảo luật bổ sung nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thay vì các quy định riêng. Ông Thạch Phước Bình đề nghị cần tiếp tục bổ sung việc bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền với đất phải theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự để vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân và vừa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự 2015.

“Vì đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên Nhà nước thu hồi đất thì có quyền áp dụng cơ chế bồi thường theo ý chí của Nhà nước, thể hiện cụ thể ở phương án phê duyệt bồi thường, tái định cư. Song với tài sản trên đất là nhà ở, công trình xây dựng, rừng cây thuộc sở hữu của người dân thì khi Nhà nước thu hồi phải thực hiện cơ chế thoả thuận dân sự về bồi thường thiệt hại chứ không thể theo phương thức áp đặt hành chính” – đại biểu nêu quan điểm.

Còn theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương), Tờ trình của Chính phủ về nguyên tắc bồi thường tái định cư đã bỏ nội dung “người dân sau khi đền bù thì có điều kiện cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước” vì còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo đại biểu, cách giải thích như trên chưa thuyết phục, hiểu chưa đúng tinh thần của Nghị quyết 18-NQ/TW.

“Nghị quyết 18-NQ/TW đã nêu rõ, cuộc sống của người dân được nhận đền bù bằng hoặc tốt hơn trước, không có nghĩa là người dân phải có nhà to hơn hay đường vào nhà rộng hơn… Cuộc sống tốt hơn có nhiều chỉ số để đánh giá, một trong phương pháp để đánh giá được vấn đề này là phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của người dân. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì sẽ bị vướng vào công tác đền bù và có nhiều ý kiến trái chiều, không xác định được như nào là người dân có cuộc sống tốt hơn” – ông Nguyễn Quang Huân lưu ý.

Đại biểu cũng cho rằng, quy định mới chỉ quan tâm tới thu nhập cụ thể chứ chưa quan tâm đến cuộc sống, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng. Do đó cần tìm hiểu các dự án thí điểm ở nhiều nơi, nhiều vùng trên cả nước, nghiên cứu kỹ Nghị quyết 18 để có giải thích hợp lý, đạt được sự đồng thuận từ cử tri, không nên bỏ nguyên tắc này ra khỏi nội dung về cơ chế giá đền bù./.

Ngọc Thành/VOV.VN

La liga
上一篇:SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
下一篇:Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm