UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm,đầutưtỷthànhlậpcụmcôngnghiệptạiThànhphốcá cược dabet thành phố Kon Tum. Tổng diện tích của Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 62,6 ha, vốn đầu tưkhoảng 630 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự ánđầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ năm 2022 đến năm 2025. Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gồm các ngành nghề hoạt động: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; thực phẩm, dược liệu, may mặc; các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống... Theo UBND tỉnh Kon Tum, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động … Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 4 KCN, gồm KCN Hòa Bình (thành phố Kon Tum), KCN Sao Mai (thành phố Kon Tum); KCN Đăk Tô (huyện Đăk Tô) và KCN Bờ Y (thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y). Trong đó, KCN Hòa Bình có quy mô 60 ha đã được lấp đầy 100% diện tích với 37 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 657,4 tỷ đồng.
KCN Sao Mai có quy mô 150 ha, hiện có 3 dự án được cấp chứng nhận đầu tư tại KCN này, với tổng vốn đăng ký 680 tỷ đồng. Trong khi đó, KCN Đăk Tô có quy mô 146,76 ha, được bổ sung vào Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp Việt Nam từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư hạ tầng do vướng mắc đến từ chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai… Về cụm công nghiệp, tỉnh Kon Tum đã thành lập và quy hoạch chi tiết 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích 467,725 ha. Tổng vốn ngân sách đã đầu tư cho các cụm công nghiệp là hơn 117 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2021, có 8 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân 65%; có 39 doanh nghiệpvà 517 cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp… |