Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài hai ngày diễn ra tại thành phố Shima,ácquốcgiapháttriểnGcamkếthợptácthúcđẩynhiênliệuhàngkhôngbềnvữkệt quả bóng đá miền Trung Nhật Bản. Các Bộ trưởng Bộ Giao thông G7 hy vọng sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính xuống dưới một nửa so với mức nhiên liệu của máy bay thông thường tạo ra. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế tính toán, nhiên liệu hàng không bền vững có thể đóng góp tới 62% mức giảm phát thải carbon mà ngành hàng không hướng đến, vào năm 2050. Cam kết này được đưa ra trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng khí hậu, năng lượng và môi trường G7 kết thúc ở thành phố Sapporo, Nhật Bản. Trong hai ngày họp, Hội nghị Bộ trưởng G7 ở Sapporo tập trung xác định các biện pháp hướng tới mục tiêu đưa phát thải carbon của khối này về mức 0 ròng vào năm 2050 bằng cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo. Theo hãng tin Kyodo, trong tuyên bố chung, các bộ trưởng khẳng định cam kết khử carbon hoàn toàn hoặc phần lớn ngành điện vào năm 2035. Lần đầu tiên, họ nhất trí loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch chưa được xử lý để giảm cường độ carbon, bao gồm than và dầu khí trong ngành điện. Giá dầu khí đã tăng mạnh sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, khiến một số nước chuyển sang sử dụng than đá và khí đốt để sản xuất điện, làm chậm nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính. Trước đó, vào tháng 4, khối cường quốc công nghiệp G7, gồm 7 thành viên Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy, đã nhất trí tăng tốc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch như than và dầu khí, đồng thời nhất trí thúc đẩy phát triển năng lượng gió và mặt trời. Bộ trưởng Bộ Giao thông các nước G7 nhất trí hợp tác hướng tới trung hòa carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng cách thúc đẩy sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Ảnh minh họa |