【mu vs southampton trực tiếp】Những "cơn sóng ngầm" chao đảo chính trường Anh
Bất kỳ ai ngồi vào ghế lãnh đạo nước Anh hiện nay đều sẽ rất bất an và luôn trong "tâm bão" chính trị.
Anh yếu thế trước hai "đầu tàu" EU là Pháp và Đức
Ngày 19/6,ữngampquotcơnsóngngầmampquotchaođảochínhtrườmu vs southampton trực tiếp nước Anh sẽ bắt đầu đàm phán để rút khỏi EU, đúng thời điểm cuộc bầu cử Quốc hội Pháp được dự kiến sẽ đem lại chiến thắng áp đảo cho lực lượng mới của Tổng thống Emmanuel Macron. Tân lãnh đạo Pháp đang kiên quyết bảo vệ mô hình liên minh, vốn là ý tưởng của nước Pháp. Sau nước Đức giờ lại tới nước Pháp "lạnh" quyết không để lại gì cho nước Anh khi rời bỏ "con tàu" châu Âu. Tại Anh, Thủ tướng May phải bay sang Bắc Ireland để gặp lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ (DUP) nhỏ bé với chỉ vỏn vẹn 10 nghị sĩ trong Quốc hội. Đảng này có lẽ là người bạn duy nhất của Chính phủ Anh trong hoàn cảnh này, tuy nhiên, DUP không hoàn toàn vô tư mà đưa ra rất nhiều điều kiện về quyền lợi kinh tế. Trong khi đó, "đầu tàu" kinh tế là London hầu như đều nằm trong tay của Công đảng đối lập. Thị trưởng London cũng đòi một quy chế riêng cho thành phố này trong cuộc đàm phán Brexit. Có thể thấy rất rõ là nước Anh đang có nguy cơ tan rã thành nhiều mảnh ngay khi mới chỉ chuẩn bị bước ra khỏi EU.
Brexit “cứng” hay Brexit “mềm”?
Như vậy, cuộc sống của công dân châu Âu đang làm việc ở Anh sẽ ra sao? Bất kể đảng nào cầm quyền, London đều đã khởi động điều 50 và sẽ phải đàm phán từ tuần sau để ra khỏi liên minh. Vấn đề là người dân bỏ phiếu Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng không ai định nghĩa rõ ràng Brexit là như thế nào. Bây giờ là lúc nước Anh đưa ra các điều kiện cụ thể xem muốn rút khỏi hiệp ước cụ thể nào. Lãnh đạo Công đảng đã tuyên bố ngay sau ngày thắng cử là sẽ bảo đảm cuộc sống cho những công dân châu Âu đang làm việc ở Anh, theo hiệp ước tự do cư trú của EU. Chính điều này là một trong số các tâm điểm tạo ra tranh cãi trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, vì người ta cho rằng công dân từ châu Âu sang Anh làm việc tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế và an sinh xã hội. Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ phân rã, nước Anh sẽ khó đàm phán rời EU theo kiểu trọn gói, mà cũng sẽ rã rời theo từng mảnh một. Ví dụ như DUP trong liên minh cầm quyền muốn vẫn duy trì đường biên giới mềm với Ireland, một nước trong EU, cho nên chắc chắn sẽ đòi một ngoại lệ. Nhìn quanh nước Anh có thể thấy ai cũng muốn được ngoại lệ như vậy và có thế mạnh riêng để đòi, như là thái độ thân Âu của xứ Scotland và quyền lợi kinh tế hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào châu Âu như thủ đô London. Cho nên, có vẻ như nước Anh sẽ bước vào bàn đàm phán bằng một bản kế hoạch rời vụn, chắp vá và hoàn toàn yếu thế từ đủ mọi phía. Nhưng giờ đây, "bức tường" châu Âu đã cao thêm rất nhiều sau kết quả bầu cử Pháp, trong khi vị thế của Thủ tướng Anh kém đi rất nhiều sau thất bại chính trị vừa qua. Chính phủ mới ở Anh sẽ khó đưa ra đòi hỏi gì quá đáng.
Gần đúng một năm kể từ khi nước Anh bỏ phiếu và ra quyết định rời khỏi EU, nhưng dường như người dân và cả báo chí Anh vẫn còn vướng trong cuộc tranh cãi xem có nên Brexit hay không dù Thủ tướng đã chính thức khởi động điều 50 để bắt đầu quy trình rời EU. Nhiều người Anh có lẽ vẫn đang tự hỏi: Họ sẽ làm gì nếu không còn ở trong EU nữa? Có lẽ giới trẻ Anh đã tỉnh giấc và bỏ phiếu cho bên phía đối lập. Chính họ sẽ là người phải trả cái giá sau này cho những sai lầm hiện nay, mà gánh nặng kinh tế sẽ khiến họ bất lợi so với bạn bè bên châu Âu.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/186c792076.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。