当前位置:首页 > Cúp C2 > 【lịch thi đấu bundesliga 2024】Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược "bên miệng hố chiến tranh" 正文

【lịch thi đấu bundesliga 2024】Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược "bên miệng hố chiến tranh"

来源:88Point   作者:Cúp C2   时间:2025-01-24 22:01:14

Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược "bên miệng hố chiến tranh"

(Dân trí) - Triều Tiên được cho là đang sử dụng chiến lược "bên miệng hố chiến tranh", song kịch bản xảy ra xung đột lớn ở bán đảo Triều Tiên khó xảy ra.

Triều Tiên cho nổ các đoạn đường bộ, đường sắt liên Triều (Ảnh: Reuters).

Căng thẳng leo thang 

Bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây leo thang căng thẳng đáng kể khi Triều Tiên cáo buộc máy bay không người lái của Hàn Quốc xâm nhập không phận, mang truyền đơn đến thủ đô Bình Nhưỡng. Không lâu sau khi tuyên bố sẽ cắt đứt mọi liên hệ với Hàn Quốc, Triều Tiên đã cho nổ các đoạn đường nối với quốc gia láng giềng trưa 15/10.

Với những người thường xuyên theo dõi tình hình ở bán đảo Triều Tiên, diễn biến này không quá bất ngờ sau một loạt tín hiệu từ chính quyền Bình Nhưỡng.

Đầu năm nay, 2 nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho kịch bản xung đột. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở.

Kể từ năm 2019, 3 thay đổi chiến lược có liên quan đến nhau, xoay quanh vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã làm mất hiệu lực của các giả định cốt lõi vốn định hướng cho ngoại giao Mỹ và Hàn Quốc kể từ năm 1992.

Đầu tiên, sau hội nghị thượng đỉnh không thành công giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019, Bình Nhưỡng đã công bố một kế hoạch 5 năm vào năm 2021, trong đó đặt mục tiêu tăng cường kho vũ khí hạt nhân và tên lửa lớn, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn, đầu đạn thu nhỏ, vũ khí hạt nhân chiến thuật, và tên lửa siêu thanh.

Việc Triều Tiên đầu tư vào tổ hợp công nghiệp hạt nhân cùng với tuyên bố sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân cho thấy một sự thay đổi tư thế chiến lược.

Điều này đã làm thay đổi cán cân chiến lược ở Đông Bắc Á, đặt ra những câu hỏi mới về mức độ tin cậy của khả năng răn đe mở rộng của Mỹ, đồng thời thúc đẩy mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc.

Tiếp đến là việc Triều Tiên tái định vị địa chính trị, từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ, hướng đến cân bằng giữa các cường quốc.

Thay đổi thứ 3 không kém phần quan trọng là hồi đầu năm nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã từ bỏ chính sách thống nhất liên Triều mà các bậc tiền bối theo đuổi và tuyên bố Hàn Quốc là "kẻ thù chính". Ông kêu gọi thay đổi hiến pháp, xóa bỏ cam kết thống nhất, giải tán các cơ quan phụ trách hòa giải liên Triều. Những sự kiện gần đây chỉ củng cố thêm sự thay đổi đó.

Đối với Triều Tiên, các chu kỳ bầu cử ở Mỹ thường là cơ hội để gửi đi những thông điệp quan trọng.

Vào tháng 9, Bình Nhưỡng tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ đưa lực lượng hạt nhân vào thế sẵn sàng chiến đấu. Truyền thông Triều Tiên sau đó đăng tải một bức ảnh hiếm hoi cho thấy ông thăm một nhà máy làm giàu uranium tối mật và cam kết chế tạo thêm vũ khí hạt nhân.

Ít nhất, hiện tại, ông Kim Jong-un đã loại bỏ cả vấn đề phi hạt nhân hóa và thống nhất liên Triều khỏi bàn đàm phán bất chấp thực tế rằng đó vẫn là mục tiêu chính sách của Mỹ và Hàn Quốc.

Vấn đề Triều Tiên hiện nay gắn liền với cuộc cạnh tranh có tổng bằng không giữa các cường quốc và có khả năng tạo ra 2 khối đối lập ở Đông Bắc Á.

Một báo cáo năm 2023 của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định, Triều Tiên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi có lo ngại chế độ gặp nguy hiểm, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa vẫn có nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm.

"Triều Tiên có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro quân sựthông thường lớn hơn, vì tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ ngăn chặn được một phản ứng dữ dội không thể đáp trả được của Mỹ hoặc Hàn Quốc", báo cáo nêu.

Một điểm nóng có thể dẫn đến leo thang là Ranh giới phía Bắc (NLL), tức biên giới trên biển giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Sau khi lên án cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn, Bình Nhưỡng có thể bắt đầu một cuộc tập trận bắn đạn thật, sau đó bắn một loạt đạn pháo, và tiếp đến là đổ bộ lên đảo Yeonpyeong. Nếu kịch bản đó xảy ra, Hàn Quốc được cho là sẽ triển khai lực lượng không quân và hải quân đến khu vực này. Khi giao tranh xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ bắn một vũ khí hạt nhân chiến thuật vào một hòn đảo không có người gần đó.

Ở thời điểm cả Mỹ và Hàn Quốc đều thiếu các kênh liên lạc ngoại giao hoặc quân sự đáng tin cậy với Bình Nhưỡng, tình hình có nguy cơ trở nên mất kiểm soát.

Chiến lược "bên miệng hố chiến tranh"

Một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Triều Tiên (Ảnh: Reuters).

Theo phân tích của Bloomberg Economics, một cuộc chiến tranh toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 4.000 tỷ USD trong năm đầu tiên, tương đương 3,9% GDP.

Tuy nhiên, Business Insiderdẫn ý kiến một số chuyên gia cho rằng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn trên bán đảo Triều Tiên rất thấp.

Jim Hoare, nhà sử học và cựu nhà ngoại giao người Anh ở Triều Tiên, chỉ ra việc Triều Tiên đánh nổ các tuyến đường liên Triều chủ yếu mang tính biểu tượng và khó dẫn đến xung đột.

"Nếu họ có ý định tiến hành một cuộc đột kích, họ sẽ không cho nổ các tuyến đường. Hầu hết các con đường liên Triều đã ngừng lưu thông từ năm 1953. Thực tế, đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, không khiến tình hình thực địa thay đổi", nhà phân tích Jim Hoare chỉ ra.

Edward Howell, thành viên Quỹ Hàn Quốc tại Chatham House, phân tích: "Tất cả đều là một phần trong chiến lược của Triều Tiên mà chúng ta thấy vào lúc này, đó là một trong những chiến lược bên miệng hố chiến tranh".

Ông Howell cũng nói thêm rằng trước kia, Triều Tiên từng gia tăng các hành động răn đe quân sự trong những năm bầu cử Mỹ. "Họ muốn kiểm tra xem liệu Mỹ có nhượng bộ gì hay không", ông lập luận.

Peter Ward, nhà nghiên cứu tại Viện Sejong ở Seoul, cũng nhìn nhận vụ cho nổ các tuyến đường của Triều Tiên là động thái nhằm thu hút sự chú ý.

"Đó là cách họ thu hút sự chú ý mà không kéo theo phản ứng quân sự. Bởi vì cuối cùng tất cả những gì họ đang làm là phá hủy những con đường của chính họ, và nếu một ngày nào đó họ muốn xây dựng lại chúng, thứ duy nhất họ có rất nhiều là bê tông", ông Peter cho biết.

Theo Foreign Policy, Business Insider

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá