当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả trận rayo vallecano】Vietcombank lần thứ 4 rao bán tài sản của Vinaxuki, giảm 20% so với mức giá lần đầu

Vietcombank lần thứ 4 rao bán tài sản của Vinaxuki,ầnthứraobántàisảncủaVinaxukigiảmsovớimứcgiálầnđầkết quả trận rayo vallecano giảm 20% so với mức giá lần đầu

Mức giá rao bán lần này là 36,3 tỷ đồng, thấp hơn 8 tỷ đồng so với đợt công bố đấu giá lần đầu tiên.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo bán đấu giá hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa. Đây là lần thứ 4 ngân hàng thông báo phát mại tài sản này. Từ với mức giá khởi điểm rao bán lần đầu là 44,3 tỷ đồng, nay nhà băng hạ xuống còn 36,3 tỷ đồng. 

Đây là tài sản thuộc dự án xây dựng Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng Vinaxuki Song Lộc. Tài sản gồm khu đất có diện tích 456.344 m2 và khoảng 36.000 m2 diện tích nhà xưởng xây dựng. Thời hạn sử dụng đất đến 26/1/2059. Cùng với đó là toàn bộ máy móc thiết bị mà Vinaxuki sử dụng để sản xuất ô tô tải, gồm cẩu trục, máy nén khí,....

Hồi tháng 2/2020, ngân hàng BIDV cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ gần 1.300 tỷ đồng của Vinaxuki. Đây được coi như dấu chấm hết cho doanh nghiệp sản xuất ô tô từng được đặt rất nhiều kỳ vọng. 

Khi mới ra đời, Vinaxuki vẫn hoạt động có lãi nhờ tập trung vào phân khúc xe tải. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp bắt đầu rơi vào tình cảnh "đói vốn" khi muốn phát triển cả mảng ô tô con. Cùng với áp lực phải trả lãi vay ngân hàng, Vinaxuki không thể trụ vững và đến 2011 bị yêu cầu bán nhà máy để trả nợ. Từ năm 2013, các nhà máy Vinaxuki lần lượt ngừng hoạt động, thậm chí có nơi bị bỏ hoang nhiều năm.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Vinaxuki nhiều lần gửi đơn "cầu cứu" tới Thủ tướng và cơ quan chức năng để xin được vay vốn nhằm tái cơ cấu và hồi phục các nhà máy. Vị này cũng từng chia sẻ bản thân đã phải bán nhà cửa, đất đai của gia đình để trả nợ, tuy nhiên không đủ để cứu vớt thương hiệu do chính ông gây dựng nên.