Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc thực thi hiệp định EVFTA,ủtịchECCầnkhaitháchếttiềmnăngcủkèo la liga Chủ tịch EC cho rằng thời gian tới cần khai thác hết tiềm năng to lớn mà hiệp định này mang lại Ngày 8/9/2021 ngay sau khi đến Thủ đô Brussels bắt đầu chương trình thăm và làm việc tại Liên hiệp châu Âu (EU) và Vương quốc Bỉ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel. Cuộc gặp đề cập nhiều vấn đề Việt Nam và EC cùng quan tâm trong đó có thúc đẩy hợp tác hai bên trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hỗ trợ nhau trong phòng chống Covid-19 và phục hồi sau đại dịch, củng cố hợp tác ASEAN và EU…. Chủ tịch EC cho rằng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc thực thi hiệp định Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), nhấn mạnh sắp tới hai bên cần khai thác hết tiềm năng to lớn mà hiệp định này mang lại. Chủ tịch Charles Michel chia sẻ quan điểm về hoà bình và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nguyên tắc thượng tôn pháp luật và khẳng định EU mong muốn mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác với khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, thay mặt Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đến châu Âu trong nhiệm kỳ mới, sau khi Việt Nam đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với EU và EP. Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam nêu rõ EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư, đặc biệt là kết quả triển khai Hiệp định EVFTA sau hơn 1 năm có hiệu lực cho thấy những lợi ích kinh tếto lớn cho cả hai phía, thương mại tăng 18% dù chịu nhiều khó khăn của đại dịch Covid-19. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội Việt Nam đóng vai trò tích cực trong quá trình chuẩn bị, ký kết, phê chuẩn và thúc đẩy triển khai hiệu quả EVFTA, đã thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi và lộ trình gia nhập các Công ước cơ bản của ILO. Để tăng cường hợp tác một cách toàn diện, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, ông Vương Đình Huệ đề nghị EC tiếp tục ủng hộ cộng đồng doanh nghiệphai bên và thúc đẩy Nghị viện các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam- EU (EVIPA). Để hướng tới mục tiêu phát triển 2025, 2030, 2045, Viêt Nam mong muốn EU hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong những lĩnh vực EU có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như phát triển bền vững, kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển nguồn nhan lực chất lượng cao… Chia sẻ với những quan ngại của EU về thẻ vàng IUU đối với khai thác thủy sản của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội thông báo Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để khắc phục và đã đạt những kết quả rất tích cực và đề nghị EC ủng hộ để Ủy ban Châu Âu sớm gỡ thẻ vàng đối với Việt Nam, góp phần bảo đảm sinh kế của ngư dân Việt Nam cũng như lợi ích của người tiêu dùngchâu Âu, nhất là trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Việt Nam cũng sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong vấn đề quyền con người trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với EU và EP tại các cơ chế hợp tác đa phương; sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy quan hệ EU – ASEAN tương xứng với khuôn khổ Đối tác Chiến lược ASEAN-EU vừa ký kết. Trong trao đổi, hai bên nhất trí cần tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực hơp tác, trong đó có vai trò rất quan trọng của Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu. Trước mắt tạo điều kiện để thực thi hiệu quả EVFTA, thúc đẩy các thành viên phê chuẩn EVIPA; EU tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó Covid-19 trong đó có việc viện trợ và hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine cũng như thuốc điều trị và trang thiết bị y tế… Hai bên khẳng định sẽ cùng nhau trao đổi để giải quyết một số tồn tại như gỡ thẻ vàng thuỷ sản IUU , thu hẹp khác biệt về vấn đề quyền con người…. Về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng cho rằng trước tác động và hệ luỵ do Covid-19 và biến đối khí hậu gây ra, cần tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu cũng như tham gia các nỗ lực và hành động chung ứng phó biến đổi khí hậu. Hai bên cũng chia sẻ quan điểm ủng hộ một khu vực ASEAN ổn định, hợp tác và thịnh vượng; duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982. |