NIỀM VUI CỦA CÔNG NHÂN DTTS 10 giờ,ườngđoacutenxuacircnvềvđqg hy lạp chúng tôi đến đội 2 gặp những công nhân cạo mủ đang nghỉ ngơi sau 4 giờ tận thu những giọt mủ trắng. Công nhân Điểu Đơ (25 tuổi) ở ấp 7, xã Lộc An cười tươi chia sẻ: “Năm 2012, tôi trúng tuyển công nhân cạo mủ nông trường. Năm 2014, tôi được gia đình, chính quyền xã và lãnh đạo nông trường động viên lên đường nhập ngũ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, tôi rất phấn khởi khi được nông trường đón nhận về làm công nhân cạo mủ”. Điểu Đơ cười chân chất: “Hàng chục năm nay ở xóm Đơ đa phần thanh niên đều làm công nhân cạo mủ cho nông trường, Trung đoàn 717, trang trại tư nhân. Gia đình Đơ có 6 anh em đều làm nghề cạo mủ cao su, tuy phải đi làm từ khi trời chưa sáng nhưng với nghề cạo mủ cuộc sống của người S’tiêng ở Lộc An ổn định hơn so với thế hệ cha mẹ mình”. Chị Thị Chanh ở ấp 8C, xã Lộc Hòa, là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 5 năm liền, tranh thủ thời gian chờ xe trút mủ của công ty đến thu gom để chạy qua ruộng lúa chuẩn bị thu hoạch. Chị Chanh nói: “Nhà tôi có 5 sào điều và cả ruộng lúa nhưng tiền lương cạo mủ vẫn là thu nhập chính. Ở ấp 8C chục năm nay nhà nào cũng có người làm công nhân nông trường nên cuộc sống đã ổn định hơn nhiều. Đặc biệt là những gia đình trẻ khi tách hộ ở riêng đa số không có đất sản xuất nhưng nhờ đồng lương công nhân ổn định nên không còn bấp bênh với nghề làm thuê “bữa có, bữa không”. Trút mủ ở đội 2, Nông trường 2 |