游客发表
发帖时间:2025-01-12 13:21:14
Đó là những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Ưu tiên nâng cấp sớm tuyến đường Nam Sông Hậu trị giá 1.250 tỷ đồng
Bộ GTVT khẳng định sẽ sớm xem xét việc đầu tư mở rộng Quốc lộ Nam Sông Hậu qua địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Một đoạn đường Nam Sông Hậu chật hẹp qua Hậu Giang. |
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hậu Giang và Tổng cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc mở rộng tuyến đường Nam Sông Hậu qua địa bàn tỉnh Hậu Giang.
TheôngxecầuThăngLongKhởicôngcaotốcMỹThuậdiễn biến chính ac milan gặp inter milano Bộ GTVT, tuyến đường Nam Sông Hậu đi qua 4 tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu được Bộ GTVT đầu tư hoàn thành năm 2011, đoạn qua địa phận tỉnh Hậu Giang dài khoảng 8,4km (Km8+575-Km17+00) được đầu tư với quy mô nền đường rộng 12, mặt đường rộng 7 m.
Hiện nay, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, lập báo cáo chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp tuyến đường bộ Ngã Năm cầu Cần Thơ - Cảng Cái Cui và thảm tăng cường mặt đường tuyến Nam Sông Hậu với tổng mức đầu tư khoảng 1.250 tỷ đồng và đã dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao khi các nhà máy, xí nghiệp của các Khu công nghiệp dọc tuyến đi vào hoạt động, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất việc mở rộng mặt đường tuyến Nam Sông Hậu đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang trên cơ sở nền đường hiện hữu để tăng khả năng thông hành.
“Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu tiên, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách để đầu tư trong giai đoạn này cho phù hợp với nguồn lực, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện”, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, hiện nay các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có xu hướng xuống cấp, hư hỏng, trong đócó tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu chạy dọc theo bờ Nam sông Hậu, được đưa vào sử dụng từ năm 2007.
Đây là một trong những tuyến giao thông huyết mạch giúp kết nối các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu từ địa phận thành phố Cần Thơ (đường giao Quốc lộ 91B, quận Ninh Kiều) và điểm cuối là địa phận tỉnh Bạc Liêu và thông ra Quốc lộ 1A tại thành phố Bạc Liêu, dài khoảng 147km, quy mô đường theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt đường bê tông trải nhựa. Tuyến đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang với chiều dài khoảng 9km, chiều rộng mặt đường láng nhựa khoảng 8m.
Do tuyến đi dọc theo sông Hậu, điều kiện giao thông rất thuận lợi, nên các địa phương xây dựng các Khu công nghiệp dọc theo tuyến. Hiện nay hai bên tuyến đường này là các nhà máy, xí nghiệp của các Khu công nghiệp, hàng loạt dự án công nghiệp đang hình thành và đi vào hoạt động như: Trung tâm Điện lực sông Hậu, Nhà máy nhiệt điện Long Phú,…
Hiện lưu lượng xe trên đoạn tuyến rất lớn, nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông là rất cao, tuyến đường thường ùn tắc vào giờ cao điểm, gây bất lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
“Trong điều kiện mặt đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng, việc lập dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đề xuất cải tạo đầu tư tuyến đường này là rất cần thiết và cấp bách”, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thông tin.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thẩm định Dự án sân bay Sa Pa, Lào Cai
Dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa – Lào Cai sẽ được thẩm định bởi Bộ Kế hoạch và đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Đây là nội dung chính trong công văn số 11052/VPCP – CN của Văn phòng Chính phủ hôm 31/12/2020 gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh Lào Cai liên quan đến việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không Sa Pa.
Phối cảnh cảng hàng không Sa Pa. |
Theo đó, Văn phòng Chính phủ cho biết là Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án.
Trong tờ trình gửi đến cấp có thẩm quyền vào tháng 5/2002, UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên.
Cụ thể, cảng hàng không Sa Pa được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, công suất 1,5 triệu hành khách/năm với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai quy mô 2 làn xe.
Tổng mức đầu tư Dự án là 4.194 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách địa phương tham gia là 1.195 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù GPMB, đường trục vào cảng, tháp không lưu; vốn chủ sở hữu nhà đầu tư kết hợp với vốn vay thương mại là 2.999 tỷ đồng sẽ đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh và nhà ga hàng không.
UBND tỉnh Lào Cai dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 50 năm, trong đó thời gian xây dựng là 4 năm, thời gian thu phí hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư là 46 năm.
Trước đó, vào tháng 11/2019, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2108/QĐ – BGTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn đến năm 2030. Sân bay Sa Pa có vị trí, chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc là cảng hàng không nội địa; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Sân bay có công suất 3.000.000 hành khách/năm; loại máy bay code C hoặc tương đương.
Sân bay Sa Pa có 1 đường cất hạ cánh (CHC) kích thước 2.400m x 45m, hướng 32-14. Lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m. Xây dựng dải hãm phanh hai đầu kích thước 100m x 60m. Sân quay đầu 32 đảm bảo khai thác. Có dự trữ đất phía Nam của đường CHC để có thể kéo dài đường CHC lên 3.050m giai đoạn sau năm 2030.
Theo quy hoạch, sân bay Sa Pa có 1 nhà ga hành khách 2 cao trình, đáp ứng công suất khai thác đáp ứng đến 3 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Nam của nhà ga để có thể xây dựng thêm 1 nhà ga hành khách giai đoạn sau năm 2030.
Khai trương phà biển Cần Giờ đi TP. Vũng Tàu
Sáng 4/1, các sở giao thông Vận tải TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai trương tuyến tàu phà Cần Giờ (TP.HCM) đi Vũng Tàu và ngược lại.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đây là tuyến phà biển đầu tiên tại TP.HCM do doanh nghiệp đầu tư, xuất phát từ bến Tắc Suất, thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) đến TP. Vũng Tàu (gần trụ sở Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu). Tuyến vận tải này hiện có hai phà hoạt động với 24 chuyến mỗi ngày, mỗi chuyến cách nhau 60 phút.
Tuyến phà biển từ Cần Giờ đi TP. Vũng Tàu cũng giúp rút ngắn thời gian 30 phút, tạo điều kiện cho huyện Cần Giờ kết nối giao thông thuận lợi, phát triển kinh tế xã hội, đặc bệt là lĩnh vực du lịch. Ảnh: T.Dung. |
Tuyến phà biển từ Cần Giờ đi TP. Vũng Tàu với cự ly 15 km, chạy 30 phút một chuyến, vé mỗi lượt khách 70.000 đồng, xe từ 50.000 đồng đến một triệu đồng. Phà hoạt động trên tuyến được thiết kế hai thân, dài 45 m, rộng 10 m, công suất 2.900 mã lực, tốc độ tối đa 24 hải lý (hơn 43 km) mỗi giờ. Khoang hành khách ở mỗi phà thiết kế 2 tầng với 330 chỗ nhưng sẽ chở tối đa 190 người. Mỗi phà chở thêm được khoảng 10 ôtô, 100 xe máy và cả hàng hóa...
Hiện, hệ thống bến bãi ở hai đầu tuyến, nhà chờ, bãi giữ xe... đã hoàn thành đồng bộ phục vụ khách. Giá vé đi phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu mỗi lượt khách là 70.000 đồng, xe qua phà từ 50.000 đồng đến một triệu đồng. Với ôtô, loại 4 chỗ và xe bán tải 350.000 đồng/xe; từ 7 đến 20 chỗ 450.000 đồng/xe; từ 20 đến 26 chỗ 600.000 đồng/xe và từ 26 chỗ trở lên 800.000 đồng/xe. Xe tải dưới 3 tấn 400.000 đồng/xe, từ 8 tấn trở lên 1 triệu đồng/xe.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho bết từ nhiều năm nay, việc kết nối từ huyện Cần Giờ qua TP. Vũng Tàu bằng ngoài đường bộ, đường thuỷ chỉ có tàu gỗ, trọng tải thấp, không chở được ôtô. Do vậy, việc đưa vào khai thác tuyến phà biển ngoài đáp ứng nhu cầu cho người dân còn giảm áp lực cho vận tải đường bộ, nhất là cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và QL51.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP.HCM thì trước đây, từ Cần Giờ đi ôtô đến TP Vũng Tàu bằng đường bộ mất 3 giờ 30 phút thì nay, với tuyến phà mới chỉ mất 30 phút. Việc đưa vào khai thác tuyến vận tải này tạo điều kiện cho huyện Cần Giờ kết nối giao thông thuận lợi với các tỉnh lân cận, góp phần phát triển kinh tế xã hội và du lịch ở khu vực.
Tuyến phà biển từ Cần Giờ đi TP. Vũng Tàu cũng giúp rút ngắn thời gian từ các tỉnh Long An, Tiền Giang đến TP. Vũng Tàu, thay cho đường bộ qua cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Người dân hai tỉnh có thể đi từ huyện Cần Giuộc (Long An) qua phà Cần Giờ - Cần Giuộc, đi tiếp khoảng 40 km đến bến Tắc Suất. Tổng thời gian khoảng 2 giờ 30 phút.
Ngoài phà biển vừa khai thác, TP.HCM hiện có hơn 30 bến phà, đò (bến khách ngang sông) hoạt động trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai... Trong đó, hai bến phà lớn nhất là Cát Lái (nối quận 2, TP.HCM qua huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ qua Nhà Bè). Hai bến phà này hiện mỗi ngày chở khoảng 80.000 khách qua lại, cao điểm các dịp lễ, tết đạt từ 100.000-120.000 lượt.
Khởi công xây dựng Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Sáng 4/1/2021, tại tỉnh Vĩnh Long, Bộ GTVT phối hợp với UBND các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Tham dự Lễ khởi công có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có điểm đầu tại Km107+363,08 (tương đương Km107+740, lý trình Dự án cầu Mỹ Thuận 2) thuộc địa phận phường Tân Hòa, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối QL1 hiện hữu), thuộc địa phận xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Chiều dài tuyến khoảng 22,97 km, đi qua 03 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, gồm: huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), huyện Long Hồ, Bình Tân, thị xã Bình Minh và TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ |
Dự án được xây dựng với quy mô tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h để phù hợp với giai đoạn xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc 6 làn xe, bề rộng nền đường Bnền = 32,25 m. Giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường Bnền = 17m, Bcầu = 17,5m, vận tốc thiết kế Vtk = 80 km/h.
Tổng mức đầu tư của dự án là 4.826,23 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công. Chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý Dự án Hạ tầng giao thông Cửu Long được giao là đơn vị quản lý dự án. Thời gian thực hiện khoảng 2 năm và hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.
Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ nằm trong thổng thể trục đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và là một bộ phận của trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010.
Trong đó, đoạn TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương đã được sử dụng từ tháng 2/2010; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đầu tư theo hình thức BOT, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2021; cầu Mỹ thuận 2 đang được đầu tư xây dựng bằng vốn trái phiếu Chính phủ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023. Do đó, việc đầu tư đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ theo quy hoạch đã phê duyệt là hết sức cần thiết và cấp bách.
Việc đầu tư xây dựng ngay đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1 góp phần giải quyết nhu cầu vận tải khi tuyến Quốc lộ 1 đã quá tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung; giảm thiểu tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1; từng bước hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016.
Việc khởi công đúng kế hoạch Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, ngoài việc thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà còn là quyết tâm cao của Bộ GTVT để thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải và sẽ là dự án mẫu mực trong quản lý, giám sát, tổ chức thi công, phòng chống tiêu cực trong quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, trong công tác lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, Bộ GTVT đã xây dựng các tiêu chí chuẩn mực về năng lực thiết bị, năng lực tài chính, kinh nghiệm tổ chức thi công, nguồn nhân lực tham gia dự án để lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn được các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát là các đơn vị có thương hiệu, uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm về xây dựng công trình giao thông cấp 1 và cấp đặc biệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tuyến đường cao đốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng, trong đó tuyến TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đã khánh thành và đưa vào sử dụng, tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận đã được thông xe kỹ thuật để khánh thành trong năm nay, vì vậy việc kết nối từ Mỹ Thuận đến TP. Cần Thơ có ý nghĩa phát huy toàn bộ công trình.
Theo Thủ tướng, tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được chuyển hình thức đầu tư từ đối tác công tư (PPP) sang hình thức đầu tư công nhằm giảm chi phí cho Đồng bằng sông Cửu Long trong việc vận chuyển sản phẩm xuất khẩu với lưu lượng lớn đi qua tuyến đường này. Năm nay, vốn đã ghi 1.000 tỷ, sang năm sau số vốn còn lại sẽ ghi tiếp để thi công hoàn chỉnh dự án. “Đây là một cố gắng rất lớn thay đổi chủ trương quan trọng để góp phần thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển toàn diện, đồng bộ Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các công trình hạ tầng quan trọng về thủy lợi, giao thông mà chúng ta đã làm, đã tiến hành trong thời gian qua. Cùng với đó, các công trình sân bay và các công trình khác sẽ được tiếp tục được nghiên cứu để triển khai theo chiến lược phát triển giao thông vận tải mà chúng tôi đã báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội”.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, giám sát, thi công trước hết là đảm bảo tiến độ chất lượng công trình tốt nhất, thời gian đảm bảo đúng cam kết, không để làm trước hỏng sau, chất lượng phải cao. Thủ tướng hoan nghênh 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp đã cam kết giải phóng sớm mặt bằng để giao cho nhà đầu tư ngay sau khi dự án được khởi công hôm nay, đồng thời yêu cầu 2 địa phương này vận động nhân dân, xây dựng khu tái định cư đảm bảo đời sống cần thiết cho người dân nơi ở mới để nhân dân vui lòng giao mặt bằng thi công.
“Như cam kết của Bộ Giao thông vận tải và liên danh thi công, phải tập trung quyết liệt để có thể khánh thành công trình có ý nghĩa quan trọng này đúng thời gian đề ra, một sự tâm huyết nhiều năm chúng ta ấp ủ...”, Thủ tướng chia sẻ.
Khởi động dự án hạ tầng CCN và khánh thành một số nhà máy phía Bắc Hà Tĩnh
Ngày 5/1, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi động dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN) huyện Đức Thọ và khánh thành một số dự án được đầu tư tại CCN này.
Theo đó, Công ty CP Đầu tư GS miền Trung phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức lễ khởi động dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN huyện Đức Thọ; khánh thành các dự án: Nhà máy may mặc xuất khẩu Appritech, Nhà máy bê tông thương phẩm và cấu kiện đúc sẵn Viết Hải, Nhà máy Bao bì Sông La Xanh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh và đại diện các nhà đầu tư thực hiện nghi thức khởi động dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN huyện Đức Thọ; khánh thành các dự án: Nhà máy May mặc xuất khẩu Appritech, Nhà máy Bê tông thương phẩm và cấu kiện đúc sẵn Viết Hải, Nhà máy Bao bì Sông La Xanh. |
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, CCN huyện Đức Thọ được quy hoạch chi tiết năm 2007 và đến tháng 11/2014 được chính thức thành lập tại Quyết định số 3471/QĐ-UBND của UBND tỉnh, với diện tích hơn 68 ha.
Để hoàn thiện hạ tầng và xây dựng CCN trở thành điểm thu hút, phát triển công nghiệp, huyện Đức Thọ đã cho phép Công ty CP Đầu tư GS miền Trung thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN theo hình thức xã hội hoá.
Dự án được kỳ vọng sẽ hình thành CCN tập trung đa dạng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu ngân sách.
Theo Công ty CP Đầu tư GS miền Trung, hiện nay, đã có 3 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là: Nhà máy bao bì của Công ty Sông La Xanh (2,5 ha), giai đoạn 1 đã đầu tư 80 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 320 công nhân; Nhà máy may mặc của Công ty May mặc xuất khẩu Appareltech (6,5 ha) với tổng mức đầu tư 6 triệu USD, giai đoạn 1 đầu tư 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.500 công nhân; Nhà máy Bê tông thương phẩm và sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Viết Hải (3,5 ha) có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 lao động.
Thời gian tới, Công ty CP Đầu tư GS miền Trung sẽ tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn, hình thành CCN tập trung đa ngành nghề; tập trung thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người lao động; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua hệ thống hạ tầng, xử lý chất thải hiện đại...
Xuất khẩu hơn 190 tấn tôm đầu tiên sang các thị trường cao cấp
Ngày 5/1, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) tổ chức lễ xuất khẩu lô tôm đầu tiên sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, đây là lô hàng đầu tiên mở màn năm mới 2021 của nhóm ngành thủy sản, do Bộ NNPTNT tổ chức xuất khẩu sang hàng loạt thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Nhật Bản...
Lô tôm gồm 8 container với hơn 190 tấn tôm do Công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang (Khu Công Nghiệp Sông Hậu, giai đoạn 1, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) chế biến sẽ mở đầu cho thủy sản xuất khẩu đi các nước.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn, biến đổi khí hậu tác động xấu đến việc thả giống, nuôi trồng…, nhưng ngành thủy sản vẫn đạt được kết quả đáng tự hào.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất thủy sản năm 2020 vẫn tiếp tục duy trì, tăng 3,05% so với năm 2019, tổng sản lượng đạt 8,4 triệu tấn, tăng 1,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4 tỷ USD. Riêng xuất khẩu tôm năm 2020 tăng 6,73% về lượng và 11,24% về trị giá so với năm 2019, đạt 411,45 ngàn tấn với trị giá 3,7tỷ USD.
Có được kết quả này là nhờ sự định hướng chính xác, sự quyết tâm đồng lòng của cả hệ thống, đặc biệt những nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn bộ tập thể con người trong ngành thủy sản, từ những trại nuôi đêm ngày chăm chút cho từng con tôm; từ những công nhân cặm cụi bên những sản phẩm tại các phân xưởng chế biến; từ những thương nhân, doanh nghiệp luôn tìm tòi tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, sản phẩm mới.
Cũng tại buổi lễ, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe cho biết, năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp tôm giữ mức xuất khẩu ổn định. Có 35 doanh nghiệp tôm lọt trong Top 100 doanh nghiệp của năm 2020, có 22 doanh nghiệp kim ngạch xuất khẩu tăng từ 0,3% đến 57%, trong đó có 2 công ty lần đầu vào top 100 doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, bước sang năm 2021, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành tôm nói riêng sẽ ổn định sản xuất và xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, bởi nhu cầu thế giới vẫn ổn định trong khi các nước xuất khẩu khác chưa kịp phục hồi. Cùng với đó là lợi thế từ thuế quan cho xuất khẩu sản phẩm tôm nuôi trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Dự báo, năm 2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% đạt 9,4 tỷ USD, riêng xuất khẩu tôm tăng khoảng 15%, vượt mốc 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và Phát triển nông sản (Bộ NNPTNT), kinh tế thế giới năm 2021 được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, khó lường thể hiện ở việc cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại, cạnh tranh thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt; đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cả về tác động và cường độ…
Để đạt được mục tiêu trên, theo các chuyên gia, cần giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành tôm nuôi, phấn đấu đạt sản lượng 1 triệu tấn tôm thẻ vào cuối năm 2021; thực hiện có trách nhiệm công tác truy xuất nguồn gốc, đáp ứng xu hướng tiêu dùng; hài hòa các chứng nhận quốc tế cho sản phẩm tôm xuất khẩu; tăng quy mô chế biến sâu sản phẩm tôm, tăng cường chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng; đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành sớm chương trình ao nuôi có đánh số theo Luật Thủy Sản.
Dự báo năm 2021, đối với thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn do chi phí sản xuất tôm ở Ấn Độ thấp hơn. Hiện Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản và có nhiều lợi thế từ FTA song phương với Nhật Bản đối với mặt hàng tôm.
Đối với thị trường Mỹ, thời gian tới sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng Mỹ.
Đối với thị trường EU, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng mạnh thị phần do có lợi thế từ EVFTA và năm 2021 EU sẽ trở lại là thị trường xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỉ USD của Việt Nam.
Đối với thị trường Trung Quốc, dự báo xuất khẩu tôm chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2021 có thể bị chậm ở một số thời điểm. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro.
Trong khi đó, Nauy là thị trường tiềm năng cho mặt hàng tôm và cá ngừ trong thời gian tới.
Dự báo, năm 2021, một số thị trường vẫn có đà tăng trưởng tốt như: Anh, Canada, Australia, Hồng Kông, Nga, Thuỵ Sỹ, Chilê, Papua New Guinea, Nam Phi, Pakistan, Kuwait.
TP.HCM: Nhiều gói thầu, dự án hạ tầng giao thông sẽ được khởi công trong năm 2021
Mở rộng đường Tân kỳ Tân Quý, đường Hoàng Hoa Thám, xây dựng cầu Rạch Kinh, Bến xe Củ Chi… và hàng chục dự án hạ tầng khác tại TP.HCM sẽ được khởi công trong năm 2021.
Ngày 5/1, báo cáo về nhiệm vụ thực hiện các dự án trong năm 2021, Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (gọi tắt là Ban Giao thông) cho biết, trong số 40 dự án trình phê duyệt và điều chỉnh thì dự kiến sẽ có 21 dự án được duyệt trong năm 2021.
Cầu An Phú Đông (nối quận Gò Vấp với quận 12) vừa được Ban Giao thông đưa vào sử dụng sau hơn 10 tháng thi công (Ảnh: Việt Dũng) |
Một số dự án tiêu biểu dự kiến sẽ được duyệt gồm: Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa (quận Tân Bình); xây dựng mới cầu Mỹ Thuận (quận 6); xây dựng cải tạo, mở rộng đường Tôn Thất Thuyết và Công viên cây xanh dọc bờ Kênh Tẻ; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh; đường Nguyễn Thị Định (quận 2)...
Cũng theo bản kế hoạch này, trong năm 2021, Ban Giao thông Thành phố sẽ hoàn tất thủ tục khởi công 17 gói thầu, dự án. Cụ thể, dự án mở rộng đường Tân kỳ Tân Quý, quận Bình Tân (thời gian khởi công là Quý IV/2021); xây dựng Bến xe Củ Chi (Quý III/2021); mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (đoạn từ cổng doanh trại quân đội giáp sân bay đến đường Cộng Hòa, quận Tân Bình), dự kiến sẽ khởi công vào Quý IV/2021, trong trường hợp UBND quận Tân Bình bàn giao mặt bằng vào quý III/2021…
Đồng thời, cũng sẽ thi công hoàn thành 45 dự án, gói thầu trong năm 2021. Trong đó có một số dự án trọng điểm như: Xây dựng mới cầu Bưng, quận Bình Tân - quận Tân Phú (nhánh 1 của cầu), thời gian hoàn thành là 30/4/2021; Sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quý II/2021); cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận (quý IV/2021); mở rộng đường Đồng Văn Cống, đoạn từ cầu Giồng Ông Tố 2 đến nút giao thông Mỹ Thủy (quý II/2021); xây dựng cầu Vàm Sát 2, huyện Cần Giờ (thời gian hoàn thành Quý IV/2021, trong trường hợp địa phương bàn giao mặt bằng vào Quý II/2021)...
Thông tin thêm về công tác phê duyệt chủ trương đầu tư công, Ban Giao thông cho biết, đối với 8 dự án đã bàn giao hồ sơ cho Sở Giao thông Vận tải gồm: xây dựng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh; đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; xây dựng nút giao An Phú (giai đoạn 1); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa)... Ban Giao thông sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và Sở Kế hoạch Đầu tư để sớm trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.
Còn 36 dự án mà Sở Giao thông Vận tải đang xin ý kiến UBND Thành, Ban Giao thông sẽ phối hợp với Sở GTVT báo cáo UBND Thành phố để sớm có chủ trương cho phép lập đầu tư công.
Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm 2020, Ban Giao thông cho biết, đã hoàn thành thủ tục khởi công 42 gói thầu, dự án; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 10 dự án; trình duyệt 20 dự án; trình duyệt chủ trương đầu tư công 08 dự án; trình duyệt quyết toán hoàn thành 15 dự án; tiếp tục thi công tại công trường 43 dự án.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông chia sẻ, bên cạnh những việc đã hoàn thành trong năm 2020 thì vẫn còn những điểm chưa được. Theo đó, để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm 2021, Ban Giao thông kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục duy trì chế độ họp giao ban 2 tuần 1 lần với Ban Giao thông để chỉ đạo, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiến độ các công trình giao thông trọng điểm. Đồng thời, UBND Thành phố sớm hoàn tất thủ tục bàn giao chính thức trụ sở 200 Võ Văn Tần để Ban Giao thông tiến hành cải tạo, khai thác sử dụng, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho tập thể Ban.
LNG Bạc Liêu lỗi hẹn ký hợp đồng mua bán điện
Kỳ vọng về việc đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) ngay trong tháng 8/2020 và ký kết PPA vào cuối năm 2020 đã không thành hiện thực.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, một quan chức của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho hay, Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu đã không thể ký được PPA trong năm 2020. Như vậy, kỳ vọng về việc “đàm phán PPA ngay trong tháng 8/2020 và ký kết PPA vào cuối năm 2020” đã không thành hiện thực.
Các dự án LNG đều yêu cầu được bao tiêu dài hạn. Trong ảnh: Mặt bằng một dự án điện khí LNG hoàn chỉnh |
Cuối tháng 8/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, chưa thể ký Thỏa thuận khung PPA của Dự án LNG Bạc Liêu sau khi nhận được văn bản đề nghị của Công ty Delta Offshore Energy. Nguyên do, theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại Văn bản 584/BCT-ĐL, việc đàm phán giá điện và PPA của Dự án phải tuân theo quy định tại Thông tư 56/2014/TT-BCT.
Do vậy, các nội dung được chủ đầu tư đề cập là “các tiêu chuẩn cơ bản để đáp ứng nhu cầu thu xếp vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập” nêu tại Phụ lục 2 của Dự thảo Hợp đồng khung chưa được Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định, cũng như chưa có tiền lệ ở các dự án nhà máy điện độc lập thực hiện tại Việt Nam.
Các yêu cầu này bao gồm: cam kết bao tiêu tháng, cơ chế bảo đảm ngoại tệ, thanh toán chi phí công suất ngầm định, bồi thường do thay đổi luật, quyền bên cho vay, cơ chế chấm dứt và thanh toán, cơ chế đảm bảo thu xếp tài chính, áp dụng Luật Anh và giải quyết tranh chấp tại nước thứ ba.
EVN cho biết, do chủ đầu tư chưa đưa ra được yêu cầu cụ thể cho từng nội dung, đặc biệt là chưa được Bộ Công thương cùng các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hướng dẫn chấp thuận, nên EVN chưa thể ký thỏa thuận khung với chủ đầu tư.
Khi đó, EVN cũng đề nghị chủ đầu tư có các nghiên cứu cụ thể, đề xuất với Bộ Công thương các yêu cầu chi tiết với từng nội dung nêu trên để Bộ nghiên cứu, nếu cần thiết thì báo cáo các cấp có thẩm quyền và có những hướng dẫn chi tiết trước khi EVN ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với chủ đầu tư.
Nguồn tin của Báo Đầu tư cho biết, cho đến ngày 4/1/2021, Bộ Công thương cũng không có hướng dẫn gì mới, ngoài chỉ đạo “thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.
Theo Văn bản 91/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu ngày 26/2/2020, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của tỉnh Bạc Liêu, xử lý theo pháp luật, không để xảy ra trình trạng chậm trễ trong xử lý các kiến nghị của địa phương và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng yêu cầu, không đưa Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước vào các cam kết, bảo lãnh quốc tế của doanh nghiệp, đồng thời không để xảy ra kiện tụng, ảnh hưởng đến uy tín và môi trường đầu tư trong nước.
Chia sẻ về khó khăn trong quá trình đàm phán giá điện hay PPA, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, các dự án LNG đều yêu cầu được bao tiêu dài hạn. Tuy nhiên, do chưa cơ quan quản lý nhà nước nào đồng ý việc này bằng văn bản chính thức, nên việc đàm phán khó có thể có kết quả, bởi các yếu tố ảnh hưởng tới tính kinh tế của Dự án không xác định được.
Khi đề xuất Dự án LNG Bạc Liêu, các nhà đầu tư đã nhắc tới việc giá bán điện chỉ khoảng 7 UScent/kWh.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực khi nhắc tới Dự án LNG Bạc Liêu trong báo cáo gửi tới Thủ tướng và Phó thủ tướng hồi tháng 6/2020 cũng nêu rõ, “đề nghị chủ đầu tư giữ cam kết giá điện của Dự án khoảng 7 UScents/kWh để tiết kiệm thời gian đàm phán PPA”.
Theo quy định hiện hành về trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện tại Thông tư 56/2014/TT-BCT và Thông tư 13/2017/TT-BCT, thì chủ đầu tư dự án nhà máy điện có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đàm phán PPA gửi bên mua để đàm phán và thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt để ký PPA trước ngày khởi công xây dựng công trình, hoặc trước khi nhà máy điện thực hiện thí nghiệm phát điện lên hệ thống điện quốc gia.
Đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ theo hình thức BOT
Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 2275/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).
Cụ thể, điều chỉnh tên dự án thành: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Dự án). Địa điểm thực hiện dự án tại thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang; các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh và thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021 - 2023 giải phóng mặt bằng với quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2 thực hiện sau năm 2025, đầu tư hoàn chỉnh với quy mô theo chủ trương được phê duyệt tại Quyết định số 1768/QĐ-TTg ngày 6/12/2019 khi được bố trí vốn.
Tổng mức đầu tư dự án là 3.112,970 tỷ đồng (giảm 158,12 tỷ đồng) trong đó, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2.653 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 459,970 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 1768/QĐ-TTg ngày 6/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông xe cầu Thăng Long sau 5 tháng sửa chữa mặt cầu
Việc thông xe cầu Thăng Long sau 5 tháng sửa chữa mặt cầu bằng công nghệ mới sẽ giúp thông suốt trên tuyến vành đai 3 Hà Nội đoạn từ cầu Thanh Trì tới sân bay quốc tế Nội Bài.
Sáng nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức lễ thông xe Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư 269,3 tỷ đồng bằng nguồn vốn trong nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND TP Hà Nội thực hiện nghi thức thông xe |
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng là một trong những công trình giao thông nằm trên tuyến đường huyết mạch của thành phố Hà Nội, nối trung tâm Thủ đô với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng như kết nối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Cầu Thăng Long được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1985, bao gồm 2 tầng là cầu đường bộ và đường sắt đi riêng.
Sau 35 năm khai thác, sử dụng với lưu lượng phương tiện ngày càng lớn, tải trọng phương tiện vượt quá thiết kế, đến nay phần lớp phủ mặt đường trên cầu và các khe co giãn đã xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khai thác và tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, việc sửa chữa cầu Thăng Long là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án, đảm bảo đồng bộ, lưu thông thông suốt và đảm bảo ATGT trên tuyến đường Vành đai 3 của Tp. Hà Nội.
Rút kinh nghiệm sâu sắc sau những lần sửa chữa chưa thực sự triệt để trước đây nên đối với lần sửa chữa này, Bộ GTVT đã tập trung, quyết liệt chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải lựa chọn được giải pháp sửa chữa đảm bảo tính hiệu quả, khai thác ổn định, lâu dài.
Sau khi được giao triển khai dự án sửa chữa cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phối hợp với các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu, thử nghiệm, học tập kinh nghiệm tại các công trình đã được sửa chữa thành công ở nước ngoài để tìm giải pháp phù hợp áp dụng trong sửa chữa mặt cầu.
Giải pháp là sử dụng công nghệ hàn đinh neo Plasma liên kết với bản thép sau đó lắp đặt lưới cốt thép và rải bê tông cốt sợi thép siêu tính năng (UHPC) cường độ chịu nén gấp 3 lần bê tông thông thường. Sau khi hoàn thành rải bên tông UHPC sẽ quét keo epoxy dính bám trước khi thảm bê tông nhựa polime dày tối thiểu 4cm.
Công tác triển khai thi công sửa chữa bắt đầu triển khai từ 16/8/2020, sau 145 ngày liên tục, hàng trăm công nhân, kỹ sư đã miệt mài thi công đã hoàn thành một khối lượng công việc không nhỏ như hàn hơn 1,4 triệu đinh neo; lắp đặt 800 tấn cốt thép; rải 2.000 m3 bê tông siêu tính năng; quét keo epoxy dính bám và thảm 27.200 m2 bê tông nhựa polyme.
Với phương án này mặt cầu sẽ đảm bảo tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) tương đương với bản thép mặt cầu, tối thiểu là 30 năm và lớp phủ bê tông nhựa Polime là từ 5 - 10 năm. Theo kết quả thử tải độ cứng của bản mặt cầu tăng lên khoảng 2 - 3 lần so với trước đây.
Dự án được hoàn thành kịp thời theo kế hoạch đã hoàn thành việc kết nối và phát huy hiệu quả tuyến đường vành đai III đặc biệt sau khi đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã được đưa vào khai thác từ tháng 10/2020;qua đó tăng cường năng lực lưu thông, góp phần khắc phục tình trạng ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu thêm phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Bộ GTVT được đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa, tốc độ từ 160km/h đến 200km/h.
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT bổ sung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Một đoàn tầu đường sắt cao tốc Shinkaisen của Nhật Bản. |
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết là thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức lựa chọn Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Để có đủ tài liệu cung cấp cho đơn vị tư vấn thẩm tra, phục vụ việc đánh giá các kịch bản, phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được khách quan, toàn diện và thỏa đáng, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT bổ sung thêm phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vận tải hành khách và hàng hóa với dải tốc độ từ 160 km/h đến dưới 200 km/h như các Quyết định số 214/QĐ – TTg ngày 10/2/2015 và số 1468/QĐ – TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định (theo hướng tuyến lựa chọn trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án).
Vào tháng 7/2019, Bộ Kế hoạch và đầu tư – Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xin ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng và các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Qua nghiên cứu sơ bộ và tổng hợp các ý kiến góp ý, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận thấy Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h, cạnh tranh với hàng không. Tuy nhiên, công nghệ đường sắt này chỉ khai thác tàu khách mà không khai thác tàu hàng.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phân tích kịch bản 2 là “nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200 km/h” có khối lượng GPMB rất lớn, tác động nhiều đến xã hội do tuyến đường sắt hiện hữu đi qua nhiều khu đô thị (chi phí đầu tư lên tới 40 tỷ USD) trong khi phương án đầu tư tuyến mới như kịch bản 3 (có khối lượng GPMB không lớn, có khả năng rút ngắn chiều dài tuyến để giảm khối lượng) nhưng tốc độ chạy tàu là 200 km/h lại không được đem so sánh.
Vào tháng 7/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 859/TTg - QĐ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch hội đồng.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Bộ GTVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án dự kiến phương án tổ chức chạy tàu với tốc độ chạy tàu lớn nhất là 350km/h. Trên tuyến sẽ tổ chức các đoàn tàu thuộc các khu đoạn: Ngọc Hồi - Vinh, Ngọc Hồi - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Nha Trang, Thủ Thiêm - Nha Trang, Thủ Thiêm - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Thủ Thiêm (tàu suốt Bắc - Nam). Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án là 1.334.233 tỷ đồng (58,71 tỷ USD).
Với tổng mức đầu tư rất lớn, để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, giảm áp lực nợ công của nền kinh tế, nghiên cứu đề xuất 2 phương án phân kỳ đầu tư.
Theo đó, với phương án phân kỳ theo chiều ngang sẽ đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trên từng đoạn. Theo đó: Giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) nghiên cứu, đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến (mặc dù được phân thành 2 giai đoạn nhưng thực chất đây là một quá trình đầu tư liên tục).
Phương án phân theo chiều kỳ dọc sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao và phân kỳ đối với việc đầu tư thiết bị, phương tiện vận tải và phương thức khai thác. Theo đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyến Hà Nội - Tp.HCM đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h nhưng chưa điện khí hóa. Mua sắm đoàn tàu diezel để khai thác riêng tàu khách trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150 km/h. Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) tiến hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tầu diezel để khai thác trên toàn tuyến.
Trên cơ sở phân tích về nhu cầu vận tải, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư Dự án cũng như sự phù hợp với quy hoạch liên quan, kết quả Bộ GTVT đề xuất phương án 1 với tiến độ dự kiến như sau: chuẩn bị đầu tư (Dự kiến từ 2020 – 2026; thực hiện đầu tư (Dự kiến từ 2027 – 2050) với 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2027 và dự kiến hoàn thành vào 2030 - 2032) sẽ ổ chức đầu tư xây dựng 2 đoạn (Hà Nội - Vinh và Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh). Cùng với quá trình đầu tư xây dựng là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng thể chế để khai thác vào năm 2032.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050): Tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang. Trong đó ưu tiên đoạn Vinh - Đà Nẵng để có thể khai thác vào năm 2040 và tiếp tục hoàn thành đoạn Đà Nẵng - Nha Trang vào năm 2050.
Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng - chiếm khoảng 80% TMĐT dự án; nhà đầu tư mua sắm đoàn tàu và một số thiết bị - chiếm khoảng 20%. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm vận hành khai thác, duy tu bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng).
Chuỗi dự án Khí - điện Lô B vẫn chờ gỡ nút
Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí Ô Môn II với công suất 1.050 MW vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với vốn đầu tư sơ bộ 30.560 tỷ đồng. Liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) được giao thực hiện Dự án.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí Ô Môn II gồm 20% là vốn chủ sở hữu (tương đương 6.112 tỷ đồng) và 80% là vốn vay thương mại (tương đương 24.448 tỷ đồng).
Nhà đầu tư được yêu cầu chịu trách nhiệm tiết giảm, tối ưu hóa và chính xác tổng mức đầu tư trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo hiệu quả và khả năng cạnh tranh của Dự án, nhất là về giá điện so với các nhà máy điện khác trong chuỗi dự án Khí - điện Lô B.
Theo quyết định phê duyệt này, Dự án được đặt mục tiêu hoàn thành và chính thức đưa vào vận hành thương mại năm 2024 - 2025, đảm bảo phù hợp với tiến độ chung của chuỗi dự án Khí - điện Lô B. Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho Dự án được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Trước đó, khi thẩm định dự án này, dù nhận thấy các nhà đầu tư có đủ khả năng góp vốn theo cam kết để thực hiện Dự án, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành khác cũng đã lưu ý nhiều vấn đề về hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.
Đơn cử, theo góp ý của Bộ Tài chính, trong Báo cáo tiền khả thi, nhà đầu tư đề xuất mức giá bán điện là 2.563 đồng/kWh sẽ đảm bảo hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, mức giá này cao hơn 1,37 lần so với giá bán lẻ điện bình quân (1.864,44 đồng/kWh) theo Quyết định số 648/QĐ-BCT, ngày 20/3/2019 và chưa tính phí truyền tải, phân phối.
“Mức giá điện này cùng với nhiều dự án điện khí lớn đang được Bộ Công thương thẩm định, xem xét trình Chính phủ bổ sung vào quy hoạch hoặc đã được chấp thuận chuẩn bị đầu tư cũng có giá thành sản xuất điện trung bình khá cao, nên khi đi vào vận hành thương mại sẽ tạo áp lực về giá bán lẻ điện bình quân”, Bộ Tài chính nhận xét.
Vì vậy, trong Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cũng yêu cầu nhà đầu tư tối ưu hóa và xác định chính xác tổng mức đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật, tăng cạnh tranh của Dự án, nhất là về giá điện so với các dự án điện khác trong chuỗi dự án Khí - điện Lô B.
Cần phải nói thêm, dù đã có nguyên tắc chuyển ngang giá khí Lô B sang giá điện sản xuất của các nhà máy điện trong chuỗi Khí - điện Lô B, nhưng việc đàm phán Hợp đồng Mua bán điện (PPA) sẽ là một cửa ải không dễ dàng đi đến thống nhất giữa các bên liên quan trong điều kiện giá bán lẻ điện bình quân đang thấp và nhu cầu tiêu thụ điện giảm mạnh do Covid-19.
Trước đó, tại Văn bản số 1200/TTg-CN do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký cũng đã nhắc tới việc Liên danh Vietracimex và Marubeni làm chủ đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư thông thường (chủ đầu tư tự đầu tư xây dựng, sở hữu và vận hành; không thực hiện theo hình thức đối tác công tư).
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các chuyên gia về điện đến từ Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVN, Công ty Mua bán điện đều cho hay, việc đàm phán giá điện và PPA phải tuân theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT.
Thông tư số 56 quy định, đời sống kinh tế với nhà máy nhiệt điện khí chỉ là 25 năm, tức là bằng nửa thời gian so với mong muốn của nhà đầu tư khi đề xuất giá điện 2.563 đồng/kWh ở thời điểm năm 2020.
Chưa kể, hàng loạt vấn đề khác về cơ chế thanh toán chấm dứt, các biện pháp bảo vệ khi có bất khả kháng, sự kiện Chính phủ, quyền tiếp cận của bên cho vay, thanh toán tiền điện bằng tiền Việt nhưng có cơ chế chuyển sang USD, cơ chế bao tiêu, bảo lãnh Chính phủ mà nhà đầu tư mong muốn, nhưng hiện chưa được áp dụng cho các nhà máy điện độc lập.
Theo kế hoạch, có 4 dự án điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ) sẽ nhận khí từ Lô B để phát điện. Trong số này, có 3 dự án nhà máy nhiệt điện khí do EVN làm chủ đầu tư, gồm Ô Môn I, Ô Môn III và Ô Môn IV; còn Dự án Nhà máy Nhiệt điện khi Ô Môn II do liên danh Vietracimex - Marubeni thực hiện
Hiện Nhà máy Ô Môn I (công suất 660 MW) đã được đầu tư. Dự án Nhà máy Ô Môn IV (công suất 1.050 MW) đã được lên kế hoạch khởi công trong quý II/2021. Dự án Ô Môn III (công suất 750 MW) có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 25.500 tỷ đồng, trong đó 80% là vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa được thông qua chủ trương đầu tư.
Đáng nói là, hồi tháng 9/2020, các đối tác nước ngoài trong Dự án Khai thác khí và Đường ống Lô B - Ô Môn, gồm Mitsui Oil Exploration Co., Ltd (MOECO) đến từ Nhật Bản và PTT Exploration and Production Public Company Limited (PTTEP) đến từ Thái Lan cũng cho biết, thời điểm có dòng khí đầu tiên sớm nhất của Dự án Khí lô B sẽ là tháng 9/2024, thay vì cuối năm 2023 như dự tính trước đó.
Theo MOECO và PTTEP, do chậm trễ trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy Ô Môn III, nên mục tiêu của Dự án có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong năm 2020 và dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023 không còn khả thi.
Dẫu vậy, ngay cả mục tiêu thời điểm có dòng khí đầu tiên sớm nhất của Dự án Khí lô B là tháng 9/2024 cũng kèm theo điều kiện là FID không muộn hơn tháng 3/2021.
Theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, vào giữa tháng 1/2021 sẽ có cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến các thủ tục cho vay lại vốn ODA và hy vọng sẽ có hướng giải quyết để xử lý câu chuyện ra quyết định chủ trương đầu tư của Dự án Nhà máy Ô Môn III.
“Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn xác định Dự án Ô Môn III là đường găng của chuỗi dự án Khí - điện Lô B”, nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay.
Có thể thấy, tuy Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II đã tiến được bước dài, Dự án Ô Môn III sắp được gỡ nút thắt, nhưng con đường để các nhà đầu tư chính thức xuống tiền, triển khai xây dựng sẽ có những thách thức nhất định. Thêm vào đó, đang xuất hiện tình trạng dư cung điện do tác động của Covid-19 và nguồn điện năng lượng tái tạo đầu vào lớn. Liệu chuỗi dự án Khí - điện Lô B sẽ có những chuyển động đột biến như mong đợi hay không vẫn là câu hỏi cần thêm thời gian để trả lời.
Mục tiêu của chuỗi dự án Khí - điện lô B là khai thác và thu gom nguồn khí lô B, 48/95 và 52/97, với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến là 107 tỷ m3 và 12,65 triệu thùng condensate. Sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm, để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực tỉnh Kiên Giang và Ô Môn, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam bộ trong giai đoạn sau năm 2020.
Vĩnh Phúc có thêm 1 dự án sân golf, khu du lịch sinh thái
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Thanh Lanh - Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dự án được thực hiện tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích khu đất là 73,2261 ha. Công ty cổ phần Nam Tam Đảo là nhà đầu tư Dự án.
Vốn đầu tư của Dự án là 655,546 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu 200 tỷ đồng; vốn vay 455,546 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của Dự án là 49 năm kể từ ngày 4/6/2014.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, các pháp luật có liên quan khác và tiến độ đã cam kết (tiến độ thực hiện dự án, tiến độ huy động vốn); kiểm tra, giám sát việc khai thác nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước (nếu có) theo quy định của pháp luật trong quá trình triển khai Dự án.
Công ty cổ phần Nam Tam Đảo trong quá trình thực hiện Dự án phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước và các quy định của pháp luật liên quan khác; bảo đảm thực hiện đủ vốn chủ sở hữu và vốn huy động theo đúng quy định của pháp luật để thực hiện Dự án theo tiến độ đã cam kết; chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia: Chìa khóa để “đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên”
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính là chìa khóa để Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng, qua đó có thể “đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên” trong “cuộc chơi” 4.0.
Việc đầu tư xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam vừa góp phần giúp nền kinh tế “đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên” trong “cuộc chơi” 4.0., vừa là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể đón nhận cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày mai (9/1), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) sẽ chính thức được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Đặt tại Hòa Lạc, nhưng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhiều lần khẳng định, không có nghĩa trung tâm này chỉ phục vụ riêng Hà Nội, hay vùng Đồng bằng sông Hồng, thậm chí là cho riêng Việt Nam, mà phải xác định rằng, trung tâm này chính là “cuộc chơi” của Việt Nam ở tầm thế giới, làm sao để kéo được các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đến đây, nghiên cứu và phát triển các công nghệ có thể ứng dụng được không chỉ ở Việt Nam, mà là toàn cầu. Và rằng, NIC được xây dựng để phục vụ lợi ích chung của quốc gia, chứ không của riêng ai hay bộ, ngành nào.
Sẽ có 5 lĩnh vực được ưu tiên phát triển tại NIC, đó là đô thị thông minh, sản xuất thông minh, an ninh mạng, chuyển đổi số, công nghệ trong nông nghiệp và môi trường. Đây đều là những lĩnh vực được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Là trung tâm đổi mới sáng tạo đầu tiên ở Việt Nam, NIC được xác định là mô hình hết sức đặc thù, được hưởng những chính sách ưu đãi vượt trội nhằm tạo một địa điểm lý tưởng về thể chế, điều kiện hạ tầng, môi trường làm việc chất lượng cao phục vụ doanh nghiệp công nghệ, cá nhân đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là nơi thử nghiệm các chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong thời gian tới và sẽ là trung tâm kết nối các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Hơn thế nữa, NIC còn được coi là chìa khóa để Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng, qua đó có thể “đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên” trong “cuộc chơi” 4.0.
Đổi mới sáng tạo là cơ hội để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Trong ảnh: Mô hình Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, công trình được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) sáng nay (9/1). |
Trên thực tế, cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là câu chuyện của khoa học - công nghệ, mà quan trọng hơn hết, là chuyện thay đổi phương thức kinh doanh, tổ chức sản xuất, cũng như cung ứng dịch vụ… của kinh tế toàn cầu, mà nếu không thay đổi, không có chiến lược để “bắt kịp”, Việt Nam sẽ tụt hậu. Trong khi đó, nếu tận dụng được, thì đó chính là cơ hội “ngàn năm có một” để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế, đột phá phát triển.
“Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là chìa khóa để Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh và bền vững. Bất kỳ quốc gia nào chậm chân trên con đường này thì không thể thành công”, đây là điều đã luôn được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định trong thời gian vừa qua.
Chia sẻ về kế hoạch phát triển NIC, ông Chris Malone, Tổng giám đốc BCG (Boston Consulting Group), tập đoàn tư vấn Việt Nam trong xây dựng NIC, từng khẳng định, hiện là thời điểm quan trọng để quyết định Việt Nam tiến lên phía trước hoặc thụt lùi về phía sau.
Theo ông Chris Malone, rất nhiều quốc gia đã sử dụng các trung tâm đổi mới sáng tạo để thúc đẩy áp dụng những chiến lược kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, như Hàn Quốc, Singapore… Đây là những kinh nghiệm quý để Việt Nam có thể học hỏi.
“Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam nhảy vọt, trở thành một nền kinh tế ngàn tỷ USD. Việt Nam có cơ sở để trở thành một nền kinh tế như vậy”, ông Chris Malone đã nói như vậy và khẳng định rằng, NIC là hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 và sẽ mang lại sự phát triển nhảy vọt về kinh tế cho Việt Nam.
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, NIC phải là nơi khởi nghiệp của doanh nghiệp toàn cầu và là “công cụ quan trọng, là điểm nhấn chính” để Việt Nam thực hiện Chiến lược Quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ Công thương tiếp tục đề xuất bổ sung mới 7.110 MWp điện mặt trời
Đã có 7.110 MWp mới được Bộ Công thương đề xuất để làm cơ sở triển khai đấu thầu, đấu giá hoặc thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa bên phát điện và người dùng.
Trong văn bản số 84/BCT-ĐL ngày 7/1/2021 do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký cho hay, đến nay, tổng số các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch là 172 dự án với tổng quy mô công suất là 19.079 Wp, tương đương 15.260 MW.
Bộ Công thương đề xuất danh sách 54 dự án điện mặt trời mới |
Con số này được hiểu là chưa tính tới 7.700 MW điện mặt trời áp mái nhà đã được ghi nhận hoà lưới tới ngày 1/1/2021.
Trong số 172 dự án này, có 5.000 MW không được áp dụng cơ chế giá mua điện cố định (giá FIT) theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg và sẽ được triển khai theo cơ chế đấu thầu/đấu giá phát triển điện mặt trời hoặc cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện (DPPA) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cũng có 1 dự án điện mặt trời 150 MW đã được Bộ hoàn thành thẩm định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài các dự án điện mặt trời nói trên, hiện còn 351 dự án khác đang đề xuất với tổng công suất 39.950 MWp. Trong số này có 138 dự án đã hoàn thành công tác thẩm định với tổng công suất 14.316 MWp (tương ứng khoảng 11.542 MW) được Bộ Công thương cho biết là đã được tính toán khả năng giải toả công suất.
Cũng cho rằng, theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch điện VIII lập tháng 11/2020, cơ cấu nguồn điện mặt trời vào năm 2030 sẽ từ 18.590 MW đến 19.090 MW. Như vậy, tổng công suất nguồn điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch (15.260 MW) và đang báo cáo Thủ tướng (150 MW) vẫn còn thấp hơn cơ cấu nguồn điện mặt trời được tính toán trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII.
Tuy nhiên cần lưu ý là các số về điện mặt trời này chưa tính tới 7.700 MW điện mặt trời áp mái nhà đã hoà lưới hiện tại.
Trước thực tế này, Bộ Công thương báo cáo thêm Thủ tướng danh mục 54 dự án điện mặt trời với tổng quy mô gần 7.110 MWp cùng phương án đấu nối và dự kiến tiến độ vận hành tại một số vùng, làm cơ sở cho quá trình triển khai thực hiện cơ chế đấu thầu, đầu giá hay DPPA.
Về nhu cầu bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời của nhiều địa phương còn lớn, Bộ Công thương cũng cho biết, sẽ nghiên cứu, tính toán xác định cơ cấu nguồn điện mặt trời tại các khu vực trong Quy hoạch điện VIII để đảm bảo hiệu quả kinh tế chung cho nền kinh tế.
Bình Định: Tìm chủ đầu tư hai dự án Khu du lịch Eo Vượt 1 và 2 tại Nhơn Hội
Tỉnh Bình Định vừa phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Khu du lịch Eo Vượt 1, Eo Vượt 2 tại KKT Nhơn Hội.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định, ông Nguyễn Bay cho biết, dự án Khu du lịch Eo Vượt 1 và Eo Vượt 2 chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư phát thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Với mục tiêu đầu tư phát triển Khu du lịch theo quy hoạch các loại hình biệt thự du lịch, khách sạn du lịch và dịch vụ du lịch đối với dự án Eo Vượt 1 với quy mô diện tích 14,22 ha, tổng mức đầu tư dự kiến trên 235 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thực hiện dự án khoảng 235 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên 729 triệu đồng.
Dự án được triển khai tại thôn Hải Bắc, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, thuộc Phân khu 04, Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội. Tiến độ hoàn thành toàn bộ Dự án không quá 36 tháng kể từ ngày Hợp đồng thực hiện dự án có hiệu lực hoặc được công nhận làm Chủ đầu tư dự án.
Và dự án thứ 2 là dự án Khu du lịch Eo Vượt 2 tại thôn Hải Bắc, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, thuộc Phân khu 04, Khu kinh tế Nhơn Hội.
Với mục tiêu, đầu tư phát triển Khu du lịch theo quy hoạch với các loại hình biệt thự du lịch, khách sạn du lịch và dịch vụ du lịch. Dự án này được triển khai trên quy mô diện tích 17,93 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 210 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thực hiện dự án trên 208 tỷ đồng, chi phí hỗ trợ tái định cư khoảng 1,8 tỷ đồng.
Tiến độ hoàn thành toàn bộ Dự án không quá 60 tháng kể từ ngày Hợp đồng thực hiện dự án có hiệu lực hoặc được công nhận làm Chủ đầu tư dự án.
Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện cả 02 dự án trên: 08h00 ngày 08/02/2021.
Quảng Bình kêu gọi đầu tư 62 dự án giai đoạn 2021-2023
Trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Quảng Bình, lĩnh vực nông nghiệp có 16 dự án; công nghiệp có 14 dự án, lĩnh vực năng lượng có 2 dự án, lĩnh vực thương mại 6 dự án, lĩnh vực du lịch 12 dự án; lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp 4 dự án, lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội 8 dự án.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đang là lĩnh vực được Quảng Bình ưu tiên kêu gọi đầu tư. |
Trong 62 dự án, lĩnh vực nông nghiệp bao gồm một số dự án như sau: Dự án phát triển chăn nuôi lợn giống, lợn thịt chất lượng cao huyện Lệ Thủy với suất đầu tư 10 tỷ đồng/ha; Dự án Phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển tại vùng biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tổng vốn đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư; Dự án Nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm chất lượng cao tại các địa điểm là các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Bang/Cam Liên/Tây Bắc Quán Hàu/Cửa ngõ phía Tây KKT Hòn La/Cảng biển Hòn La mở rộng) với tổng mức đầu tư từ 200-500 tỷ đồng…
Một số dự án lĩnh vực công nghiệp bao gồm, các dự án: Nhà máy sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô; Nhà máy bia rượu nước giải khát; Nhà máy gỗ ván sàn hoặc ván MDF; Nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng, các dự án được kêu gọi đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến từ 600-2.000 tỷ đồng.
Tại Khu kinh tế Hòn La, một số dự án được kêu gọi đầu tư bao gồm: Dự án Khu phi thuế quan KKT Hòn La tại Khu kinh tế Hòn La với tổng mức đầu tư kêu gọi 800 tỷ đồng; Nhà máy điện khí với công suất 3.000 MW, tổng mức đầu tư dự kiến 4 tỷ USD; Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 500-1.000 tấn/nhà máy với tổng vốn đầu tư dự kiến 500-1.000 tỷ đồng; Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Hòn La 2 với tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng.
Về năng lượng, có 2 dự án được Quảng Bình kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2023 là Điện gió Lệ Thủy 3 – Giai đoạn 3 tại các xã Sen Thủy, Thái Thủy, huyện Lệ Thủy với công suất 100MW, tổng mức đầu tư dự kiến 3.600 tỷ đồng; Điện gió Lệ Thủy 4 tại các xã Hoa Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, công suất Công suất 50 MW, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng.
Lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp bao gồm một số dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Bang tại các xã Phú Thủy, Mai Thủy, huyện Lệ Thủy với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng; Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu tại các xã Lương Ninh, Vĩnh Ninh và thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng…
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình cho biết, dự kiến tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2021, UBND tỉnh Quảng Bình cũng sẽ trao Quyết định chủ trương đầu tư 13 dự án với tổng vốn 20.995 tỷ đồng, với một số dự án như: Khu Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp Vĩnh Hưng do Tập đoàn Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng; Dự án Trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình của Tập đoàn FLC với tổng mức đầu tư 4,916 tỷ đồng; Khu đô thị Nam Cầu Dài của Tập đoàn Sơn Hải với tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng; Khu đô thị Bảo Ninh 2 của Tập đoàn Nam Mê Kông, tổng mức đầu tư 1.082 tỷ đồng; Dự án sân golf Bảo Ninh Trường Thịnh của Tập đoàn Trường Thịnh, tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng…
Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng, hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp, nhà đầu tư trong Tỉnh, vai trò và sự hiện diện của các nhà đầu tư chiến lược rất là rất quan trọng với tỉnh Quảng Bình.
“Quảng Bình có đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch không chỉ nội địa mà còn ở tầm khu vực. Quảng Bình có cát trắng, biển xanh, người dân hiền hòa, có điều kiện về hạ tầng như sân bay, cảng biển…Do vậy, nếu có các doanh nghiệp “sếu đầu đàn” và các tập đoàn lớn vào đầu tư nữa thì tỉnh sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tỉnh rất rất mong muốn và sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư chiến lược quan tâm và đến đầu tư tại tỉnh, không chỉ với lĩnh vực du lịch, du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản mà còn với các lĩnh vực khác...Chúng tôi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh, trên cơ sở tạo được hiệu quả thiết thực cho cả người dân, cho tỉnh và cho doanh nghiệp, đặc biệt là trên cơ sở tôn trọng bảo vệ môi trường”, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接