【đội hình getafe gặp rayo vallecano】Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử

时间:2025-01-12 12:02:18 来源:88Point

Ngày 23/1 tại Hà Nội,́mphávùngđấtthiêngTâyYênTửđội hình getafe gặp rayo vallecano BTC Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" năm 2019 tổ chức họp báo công bố chương trình chi tiết. Theo đó, Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" năm 2019 sẽ diễn ra trong thời gian từ 14 – 20/2 (tức từ ngày 10-16 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại Bắc Giang.

Chương trình do Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Lễ rước tượng Phật (từ chốn tổ Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng - Tây Yên Tử), Lễ cầu quốc thái dân an, khai mạc triển lãm trưng bày giới thiệu không gian văn hóa, Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử, ra mắt cuốn sách "Di tích danh thắng vùng Tây Yên Tử", trưng bày và giới thiệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương đã được UNESCO vinh danh.

{ keywords}
Chùa Đồng, ngôi chùa đặc biệt nằm ở giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.

Cùng với đó là các hoạt động: Lễ khánh thành chùa Thượng, Hội trại văn hóa du lịch, khai hội, lễ khánh thành giai đoạn I Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, hội thảo liên kết tour du lịch Tây Yên Tử gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn, lễ khánh thành đền Hạ, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn lần thứ III năm 2019.

Thông qua Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" 2019, tỉnh Bắc Giang muốn giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế các giá trị văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch, đặc biệt là không gian văn hóa - phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử; đồng thời tạo mối liên kết phát triển bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh lân cận.

Trước câu hỏi của báo chí về việc phân chia Tây Yên Tử và Đông Yên Tử và đâu cũng tuyên truyền là bên này chính, bên kia phụ khiến cho nhiều phật tử khó phân biệt?, ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang cho hay: Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều ôm gọn vùng Đông Bắc, sườn Đông Yên Tử chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Trước kia chưa phân chia tỉnh thì không có khái niệm Tây Yên Tử, Đông Yên Tử, những ngôi chùa có quanh khu vực núi Yên Tử bao gồm cả Bắc Giang và Quảng Ninh,..

Theo tư liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thì từ xa xưa, vua Trần Nhân Tông chọn con đường lên Yên Tử chính là từ chùa Vĩnh Nghiêm - nơi trung chuyển Thăng Long và Yên Tử. Trước khi lên núi cũng từ chùa Vĩnh Nghiêm đi và sau khi xuống núi cũng xuống chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm như trở thành Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam thời nhà Trần. 

{ keywords}
Quần thể phía Tây Yên Tử - con đường lên đỉnh chùa Đồng. 

Con đường đi lên Yên Tử là con đường dốc núi, lên đỉnh Đông là con đường ngắn nhất. Địa hình cũng thuận lợi vì không có cây cao, có thú dữ, có tầm nhìn rộng. Theo tự nhiên dọc đường lên từ phía Đông lại có cây trái có thể làm lương thực được như rừng trúc, rừng hạt rẻ. Con đường tu hành bắt đầu từ chân núi lên cao dần cao dần và hiện tại chính là Chùa Đồng. 

Sau này khi Phật giáo phát triển, chùa và tháp hiện hữu khắp Đông và Tây Yên Tử. Các phế tích còn lại được khảo cổ từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Yên Tử, cứ cách khoảng 7km lại có một ngôi chùa. Đó là điểm dừng chân, điểm tu của các nhà tu hành. 

Phía Đông Yên Tử là nơi dốc ít, về lâu dài việc khôi phục các chùa ở dưới chân núi gặp thuận lợi hơn phía Tây vì phía này có quá nhiều rừng rậm, độ dốc quá cao. Sau này có điều kiện khai quật khảo cổ học, phía Đông Yên Tử có 7 ngôi chùa, và cứ ứng với 1 ngôi chùa bên Đông thì có 1 ngôi chùa bên Tây.

"Tôi nói như vậy để báo chí hình dung không gian Phật giáo Yên Tử trải rộng sườn Đông Tây Yên Tử chứ không phải bên nào chính, bên nào phụ. Chỉ đơn giản là kinh tế của Quảng Ninh tốt nên có nhiều cơ hội phát triển, khôi phục các di tích hơn Bắc Giang. Phật Hoàng là của toàn dân không của riêng ai", ông Lê Ánh Dương chia sẻ.

Theo ông Lê Ánh Dương, mong muốn của Bắc Giang là khôi phục lại con đường lên núi Yên Tử bằng đường đi bộ bởi rừng nguyên sinh còn rất nhiều, đẹp vô cùng. "Nếu chúng ta đi bộ như thế, cứ 7km lại có chùa dừng chân, ngồi thiền, ăn chay, cảm nhận được núi non hùng vĩ thì sẽ thấu hiểu được các nhà tu hành ngày xưa đã tìm đến con đường Phật pháp như thế nào. Từ Vĩnh Nghiêm đi Yên Tử, đây mới là con đường Phật giáo, đây mới là sản phẩm du lịch mà chúng tôi muốn hướng tới. May mắn nhờ khảo cổ, con đường này đang hiển lộ rất rõ ràng, chúng tôi cần thời gian để nghiên cứu bài bản hơn", ông Lê Ánh Dương thông tin.

Tình Lê

推荐内容