【xếp hạng vl】TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
Hành lang thương mại đường bộ - đường biển quốc tế mới Trùng Khánh – TPHCM mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế. Ảnh: T.D |
Hội nghị đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai địa phương.
Việt Nam hiện là một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, thuộc nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại hàng đầu. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng, với kim ngạch xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 112,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Trung Quốc tiếp tục là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và lớn thứ năm trên thế giới.
TPHCM là đô thị đặc biệt, có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, nhưng đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách cả nước. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, TPHCM có sứ mệnh là trung tâm nhiều mặt của cả nước, với hệ thống các phương tiện giao thông đồng bộ gồm đường hàng không, đường sông, đường biển, đường bộ, đường sắt. Tạo điều kiện thuận lợi để TPHCM kết nối tốt hơn trong trục hành lang trong khu vực và quốc tế.
Theo ông Võ Văn Hoan, TPHCM muốn xây dựng huyện Cần Giờ thành trung tâm logistics và xây dựng cảng trung chuyển Cần Giờ (đang ở giai đoạn kế hoạch) tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Cảng trung chuyển Cần Giờ sau khi xây dựng có thể kết nối được với cảng Trùng Khánh, từ đó thúc đẩy phát triển nhiều mặt, tạo cơ hội để hàng hóa Trung Quốc mở rộng thị trường ở phía Nam Việt Nam.
Phó Thị trưởng chính quyền TP Trùng Khánh Trịnh Hướng Đông cho biết, Trùng Khánh nằm ở điểm kết nối giữa chiến lược "Một vành đai, một con đường" và vành đai kinh tế sông Dương Tử, có lợi thế tự nhiên về vận tải liên vận bốn phương thức (đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không). Đây cũng là một trong những thành phố đầu tiên của Trung Quốc khai thác chuyến tàu chở hàng Trung Âu cùng con đường mới trên đất liền và biển phía Tây, đóng vai trò độc đáo và quan trọng trong cấu trúc phát triển khu vực của Trung Quốc và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Trong những năm gần đây, Trùng Khánh đã phát huy đầy đủ vai trò là trung tâm tổ chức vận tải và logistics, kết nối các tỉnh khu vực phía Tây Trung Quốc và các nước ASEAN, phía Bắc kết nối với thị trường lớn ở châu Âu thông qua chuyến tàu Trung-Âu; phía Nam mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, thúc đẩy tuyến đường trở thành một đại lộ quốc tế toàn diện phủ sóng phía Tây, phục vụ toàn quốc, kết nối với ASEAN và hòa nhập với toàn cầu.
Hiện nay, tuyến đường đã hình thành ba phương thức logistics chính là chuyến tàu liên vận đường sắt - đường biển; xe xuyên biên giới; tàu thủy liên vận quốc tế, kết nối trong nội địa với 72 thành phố và 154 ga tàu tại 18 tỉnh của Trung Quốc, đồng thời tiếp cận 538 cảng tại 125 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Các sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su tự nhiên và trái cây có thể được vận chuyển qua con đường đến Trùng Khánh, phân phối tới các khu vực nội địa của Trung Quốc và châu Âu. Đây là một con đường lớn mở cửa và chia sẻ, hợp tác cùng có lợi. Doanh nghiệp từ phía Tây Trung Quốc, các nước ASEAN như Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp toàn cầu, đều có thể tham gia sâu vào đó, cùng thảo luận, cùng xây dựng và cùng chia sẻ con đường quốc tế này.
Trong tương lai, Trùng Khánh sẽ phát huy tốt chức năng trung tâm tổ chức vận hành, tuân thủ quan điểm “mở cửa, bao dung, đổi mới thực tiễn, hợp tác liên kết, cùng xây dựng và cùng chia sẻ”, để phục vụ tốt các quốc gia ASEAN, bao gồm Việt Nam tham gia xây dựng con đường này. Chúng tôi chân thành mời gọi các doanh nhân Việt Nam tận dụng tối đa con đường lớn này, đến Trùng Khánh để tham quan, tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư và kinh doanh, Phó Thị trưởng Trùng Khánh Trịnh Hướng Đông khẳng định.
Cũng trong chiều 24/9, TPHCM công bố Biểu tượng hữu nghị quốc tế nhằm đánh dấu mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa TPHCM với các địa phương, đối tác quốc tế. Công trình nghệ thuật Biểu tượng hữu nghị quốc tế là biểu tượng sống động cho tinh thần hữu nghị, đoàn kết và hợp tác lâu dài giữa TPHCM với 58 địa phương trên toàn thế giới. Công trình đặt tại Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) cũng là minh chứng sống động cho tầm nhìn của TPHCM trong việc nâng tầm công tác đối ngoại, đồng thời gửi đến bạn bè quốc tế thông điệp về sự chào đón, sự cởi mở và khát vọng vươn mình ra thế giới, cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, thịnh vượng. |
(责任编辑:World Cup)
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Các thiết bị sạc điện nguy hiểm với trẻ như thế nào?
- ·Thanh Hóa xử lý trang trại lợn chảy nước đen về phía tỉnh Nghệ An
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 4/11/2015
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Hàng ngàn học viên ở Bình Dương chưa được cấp GPLX vì… hết mực in
- ·Khởi tố vụ án bé gái sống thực vật sau khi ngã ở nhà trẻ tư
- ·Sau va chạm với tàu hàng, chủ bến phà ở An Giang xin tạm dừng hoạt động
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Xe khách chở 9 người bị nước cuốn, 1 người mất tích
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 2/11
- ·Nhà xưởng công ty gỗ rộng 3.000m2 ở Bình Dương bốc cháy nghi ngút
- ·Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh lên thành bão
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Chế tạo thành công rô bốt rùa lặn tìm xác tàu đắm
- ·Cẩn trọng với bong bóng bất động sản
- ·Vi cá mập tươi: Cẩn thận thần dược thành độc dược!
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 20/10/2015