当前位置:首页 > World Cup > 【kèo hiệp 2】Chi phát triển khoa học và công nghệ tăng dần theo từng năm

【kèo hiệp 2】Chi phát triển khoa học và công nghệ tăng dần theo từng năm

2025-01-12 23:00:04 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

hoi

TS. Lê Hải Mơ - Phó Viện trưởng Viện CL&CSTC phát biểu tại hội thảo

Chi năm 2019 tăng khoảng 22% so với năm 2016

Ngày 17/5,áttriểnkhoahọcvàcôngnghệtăngdầntheotừngnăkèo hiệp 2 Viện Chiến lược và chính sách tài chính (CL&CSTC) phối hợp với Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (HCSN), Bộ Tài chính tổ chức hội thảo khoa học Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược giai đoạn 2011 - 2020 trong lĩnh vực tài chính.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Lê Hải Mơ - Phó Viện trưởng Viện CL&CSTC cho biết, trong những năm gần đây, việc phát triển KH&CN đã đạt được những thành tựu quan trọng. Để triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020, ngành Tài chính cũng đã xây dựng, ban hành nhiều nhóm cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN, đổi mới cơ chế hoạt động của tổ chức KH&CN, đổi mới cơ chế quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho KH&CN... Điều này được thể hiện thông qua các Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập, Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN, Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định cơ chế tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN...

Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trên GDP (%) tăng dần theo các năm. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế năm 2018 đạt 43,5%, tăng 1,32 điểm phần trăm so với bình quân giai đoạn 2016 - 2018 và tăng mạnh 9,92 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011 - 2015; vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020) mà Quốc hội giao (khoảng 30% - 35%). KH&CN cũng đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng giúp chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2018 tăng 10,2% so với năm 2017.



Nhìn chung các cơ chế, chính sách tài chính nhằm triển khai Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020 đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện. Nguồn lực tài chính cho phát triển KH&CN đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho KH&CN đạt 12.825 tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với năm 2016.

Mặc dù vậy thực tế triển khai vẫn có một số vấn đề đặt ra. Đó là, trình độ phát triển KH&CN còn thấp so với các nước trong khu vực; số lượng tổ chức KH&CN nhiều nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn chưa có tầm nhìn dài hạn trong phát triển KH&CN. Ngoài ra, việc đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập còn chậm; cơ cấu chi cho phát triển KH&CN trong các tổ chức KH&CN còn chưa hợp lý, tỷ lệ chi thường xuyên còn cao. Cùng với đó, hoạt động của các Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chưa phát huy được vai trò thu hút đầu tư từ khu vực xã hội cho phát triển KH&CN.

Chuyển mạnh sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng

Bà Nguyễn Thùy Linh - Phó Trưởng phòng Sự nghiệp văn hóa, khoa học, giáo dục - Vụ HCSN (Bộ Tài chính) đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế huy động và sử dụng NSNN phát triển KH&CN. Theo đó, NSNN đầu tư cho KH&CN tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong chiến lược phát triển KH&CN, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do Nhà nước quy định. Đồng thời, tăng cường đầu tư NSNN cho việc xây dựng một số tổ chức nghiên cứu và phát triển đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, nhất là các tổ chức KH&CN đầu ngành có tiềm năng để thúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế gắn kết giữa nguồn kinh phí NSNN dành cho nghiên cứu KH&CN với nguồn kinh phí để ứng dụng, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm; ưu tiên cho nghiên cứu ứng dụng, phục vụ nâng cao năng suất chất lượng, tăng hiệu quả và cạnh tranh; xây dựng đầy đủ các định mức kinh tế - kỹ thuật, nhân công và tài chính làm căn cứ cho phân bổ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN, nhiệm vụ KH&CN, làm cơ sở thực hiện phương thức lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra.

Cũng theo bà Linh, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Nghị định 32 đã quy định cụ thể về điều kiện, nội dung thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với dịch vụ công sử dụng NSNN (bao gồm cả dịch vụ trong lĩnh vực KH&CN). Do đó, bà Linh đề xuất Bộ KH&CN nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN (giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu các nhiệm vụ KH&CN) để đảm bảo thống nhất về cơ chế quản lý các sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN. Cùng với đó, Nhà nước đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KH&CN và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm KH&CN cuối cùng, thông qua quy trình lựa chọn khách quan, phù hợp với từng loại hình hoạt động KH&CN.

Bùi Tư

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读