【kqbd ngoai hang】Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới

时间:2025-01-10 21:40:19 来源:88Point
Chú thích ảnh
Quang cảnh Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) ngày 28/10 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris. Ảnh: TTXVN phát

TheộinghịquốctếvềChươngtrìnhKýứcthếgiớkqbd ngoai hango phóng viên TTXVN tại Paris, tham dự hội nghị có trên 200 đại biểu, gồm các đại diện chính phủ, chuyên gia đến từ các Uỷ ban quốc gia và khu vực về MOW, đại diện các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực di sản tư liệu. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Nguyễn Thị Vân Anh và Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương - Thành viên Ủy ban tư vấn quốc tế (IAC) của UNESCO, Phó Chủ tịch Uỷ ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP).

Di sản tư liệu là cấu phần chủ chốt trong ký ức của nhân loại, giúp loài người hiểu về quá khứ, học hỏi từ quá khứ và định hình tương lai. Với ý nghĩa đó, Di sản tư liệu thế giới được coi là một trong các danh hiệu quan trọng của UNESCO. Đến nay, toàn thế giới có 496 Di sản tư liệu thế giới được ghi danh theo Chương trình Ký ức thế giới, trong đó Việt Nam có 3 Di sản tư liệu thế giới và 7 Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các Di sản tư liệu thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận gồm Mộc bản triều Nguyễn (ghi danh năm 2009); Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010 và 2015); Châu bản Triều Nguyễn (2014 và 2017). Còn 7 Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (2012); Văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế (2016); Mộc bản trường Phúc Giang, Hà Tĩnh (2016); Hoàng hoa sứ trình đồ, Hà Tĩnh (2018); Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (2022); Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (2022); Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế (2024).

Chú thích ảnh
Một phiên tọa đàm trong Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) ngày 28/10 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris. Ảnh: TTXVN phát

Trong bối cảnh di sản tư liệu trên thế giới đang gặp các thách thức như nguy cơ bị hư hỏng, cố tình phá hủy và các rủi ro gia tăng khác do xung đột và thiên tai, Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu đã tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy vai trò của di sản tư liệu, cũng như là những công cụ hiệu quả thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế, sự gắn kết xã hội, xây dựng hòa bình bền vững.

Sự tham gia của đoàn Việt Nam tại Hội nghị và Diễn đàn nêu trên, trong đó có sự hiện diện của chuyên gia Vũ Thị Minh Hương, khẳng định vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong lĩnh vực di sản tư liệu. Ở Việt Nam, vai trò của di sản tư liệu cũng ngày càng được coi trọng.

Trong dự thảo Luật Di sản văn hoá sửa đổi chuẩn bị trình Kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khoá XV xem xét thông qua, lần đầu tiên nội dung di sản tư liệu được quy định, trong đó có dựa trên cơ sở nội luật hóa các khuyến nghị của Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

推荐内容