【kqbd shandong taishan】Gây tê và gây mê khi thẩm mỹ có nguy hiểm hay không?
Thống kê của Sở Y tế TP.HCM cho thấy thành phố có 20 bệnh viện thẩm mỹ,âytêvàgâymêkhithẩmmỹcónguyhiểmhaykhôkqbd shandong taishan 28 bệnh viện có khoa hoặc đơn vị thẩm mỹ, 5 phòng khám đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ và 226 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, 46 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ xăm, phun, thêu trên da và nhiều cơ sở làm đẹp thuộc nhóm 1.
Cơ sở phun xăm không được sử dụng thuốc tê dạng tiêm
Theo Sở Y tế TP.HCM, ngoại trừ các bệnh viện thẩm mỹ, có thể chia các cơ sở cung ứng các "dịch vụ làm đẹp" thành 3 nhóm khác nhau.
Nhóm 1: Cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, bao gồm các cơ sở chăm sóc da (spa), cơ sở cắt tóc, gội đầu, làm móng. Nhóm này hoàn toàn không thuộc sự quản lý và cấp phép của ngành y tế và hoàn toàn không được phép sử dụng thuốc gây tê dưới bất cứ dạng gì.
Thực tế, Thanh tra Sở đã từng phát hiện và xử lý những cơ sở chăm sóc da thuộc nhóm này nhưng lén lút triển khai phẫu thuật hút mỡ,… với thuốc gây tê, thậm chí đã xảy ra sốc phản vệ.
Nhóm 2: Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện phun, xăm, thêu trên da.
Các cơ sở này không được phép sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Tuy nhiên, Thanh tra Sở cũng từng phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở làm đẹp thuộc nhóm này đã lén lút triển khai phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhóm 3: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (có thể là bệnh viện thẩm mỹ, phòng khám có chuyên khoa thẩm mỹ hay phòng khám đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ.)
Với nhóm này, ngoài giấy phép kinh doanh, bắt buộc phải được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Hầu hết cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại nhóm 3 đều có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Tuy nhiên, tất cả kỹ thuật can thiệp phải được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế thẩm định và phê duyệt.
Nguy cơ ngộ độc và sốc phản vệ thuốc gây tê, gây mê
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Hữu Thịnh, Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thuốc tê được sử dụng rất phổ biến trong y khoa, đặc biệt là lĩnh vực thẩm mỹ da, thẩm mỹ nội khoa.
Một số can thiệp như xăm, xóa xăm, tạo lỗ khuyên tai, giảm đau khi laser, sẹo lồi… có thể dùng thuốc tê dạng thoa (bôi). Tại bệnh viện, thuốc tê dạng thoa phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nồng độ từ 5% đến 10%. Trên mạng xã hội, nhiều người vẫn rao bán thuốc tê hàng xách tay có nồng độ cao, có thể lên đến 75%.
Thuốc tê ngoài da có thể xảy ra tình trạng ngộ độc (do nồng độ cao, diện tích bôi tê rộng, kỹ thuật sai) hoặc có thể bị sốc (phản ứng của cơ thể) nhưng khá hiếm. “Trong trường hợp bệnh nhân có bệnh nền tim mạch, nguy cơ này sẽ cao hơn”, ông nói.
Theo các bác sĩ, sốc hay ngộ độc thuốc tê thường xảy ra khi tiêm. Do đó, người bệnh/khách hàng phải được thử tê bằng cách tiêm thử một liều rất ít. Khi xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, đỏ, ngứa, cần xử trí ngay theo quy trình. “Bắt buộc phải theo dõi sau khi bệnh nhân được gây tê dù là bôi hay tiêm”, bác sĩ Thịnh nói.
PGS.BS Đỗ Quang Hùng, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng cho biết sốc phản vệ một phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi có chất lạ vào cơ thể.
Bệnh nhân sốc phản vệ với thuốc gây mê có thể gây ức chế hô hấp, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, lên cơn ngưng tim ngưng thở… Nếu không xử trí kịp thời, đúng phác đồ, bệnh nhân có thể tử vong.
Trước khi thực hiện thủ thuật/phẫu thuật có gây tê/mê, bệnh nhân phải được khai thác đầy đủ tiền sử dị ứng, đo huyết áp, thực hiện các xét nghiệm... để đảm bảo an toàn. Việc sử dụng thuốc gây mê phải được tiến hành bởi bác sĩ được đào tạo bài bản chuyên khoa gây mê hồi sức.
Nguy cơ sốc phản vệ có thể nghiêm trọng hơn hơn nếu người hành nghề không có trình độ chuyên môn hay chứng chỉ hành nghề; cơ sở thực hiện thẩm mỹ không phép, không có phương tiện sơ cấp cứu…
Cơ sở thẩm mỹ "biến mất" sau khi khách hàng tử vongTheo Sở Y tế TP.HCM, nạn nhân là chị N.T.P, 25 tuổi ngụ tại quận 10. Ngày 26/11, chị P. đến một cơ sở thẩm mỹ tên "Key Beauty Center" để đốt mỡ 2 cánh tay và ngực trái.
Hồ sơ ghi nhận, bác sĩ đã tiêm các loại thuốc an thần, giảm đau, gây tê, gây mê cho bệnh nhân để chuẩn bị tiền phẫu. Sau đó, chị P. bất ngờ bị tím tái, ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngày 29/11, nạn nhân tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán sốc phản vệ, nghi do tiêm thuốc gây tê, gây mê.
Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra cơ sở thẩm mỹ "Key Beauty Center". Tuy nhiên, người thuê nhà đã dọn đi từ ngày 1/12, biển hiệu đã tháo gỡ, còn sót lại một bàn phẫu thuật.
(责任编辑:Cúp C2)
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Phú Yên đón các dự án quy mô lớn
- Lâm Đồng chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án Hồ chứa Đan Kia 2
- Công nghiệp tăng trưởng khả quan
- Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- Dự án điện mới gặp rủi ro nếu không xác định được bán điện cho ai, theo giá nào
- Thực thi Luật Quy hoạch là cơ hội để xác lập mục tiêu, tầm nhìn phát triển đất nước
- Barca hạ Atletico để vào top bốn
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- Tầng B1 Ga Ba Son thuộc tuyến Metro số 1 hoàn thành vượt tiến độ
- Đội tuyển Việt Nam có được chiến thắng nhẹ nhàng 2
- Panko E&D đề xuất đầu tư đô thị, sân golf và khu công nghiệp tại Quảng Nam
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Nhà máy điện gió số 7 (tỉnh Sóc Trăng) sẵn sàng hòa lưới điện quốc gia
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Barca thắng ngược trong sáu phút
- Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân tối thiểu 4.000 tỷ đồng trong tháng 8/2021
- Quảng Trị: Thu hồi bến xe để làm Khu đô thị thương mại, dịch vụ
- Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- Thực hiện tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể