Ngày 10/7,ôngcầubộhànhtỷđồngbắcquakênhnộiđôđẹpnhấlịch thi đấu bóng da hôm nay rào chắn cầu đi bộ bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chính thức được tháo dỡ, mở ra con đường kết nối mới, giúp người dân hai quận trung tâm TPHCM đi lại thuận tiện, rút ngắn khoảng cách.
Theo đó, cây cầu có chiều rộng hơn 2m, dài hơn 50m đã hoàn thiện, được lắp đặt hệ thống lan can bảo vệ và các cột đèn chiếu sáng hai bên.
Ông Nguyễn Thành Út - ngụ quận Bình Thạnh (TPHCM) cho biết, rất phấn khởi khi cầu đi bộ bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đưa vào sử dụng.
"Từ trước đến nay, khi di chuyển qua quận 1, tôi buộc phải đi bộ về phía cầu Điện Biên Phủ hoặc cầu Thị Nghè nên mất nhiều thời gian. Nay có cầu đi bộ này, người dân cũng như du khách có thể di chuyển qua lại dễ dàng, tập thể dục, ngắm nhìn kênh đẹp nhất nội đô của thành phố", ông Út chia sẻ.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Bùi Quang Thành - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) cho biết, cầu đi bộ này nối đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 1) và đường Trường Sa (quận Bình Thạnh) có kinh phí thực hiện hơn 10 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu, công trình được đưa vào khai thác để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Theo ông Thành, công trình này thuộc tổng thể dự án cáp ngầm 220kV Tao Đàn - Tân Cảng, có mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Dự án này do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư và SPMB được giao đại diện chủ đầu tư, quản lý dự án.
"Hiện nay dự án cáp ngầm 220kV Tao Đàn - Tân Cảng đã thi công hoàn thành. Riêng công trình cầu đi bộ qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau khi quyết toán chi phí, nghiệm thu sẽ được bàn giao lại cho TPHCM quản lý", ông Thành thông tin.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài gần 10km với điểm đầu là khu vực cống xả đoạn giao giữa đường Hoàng Sa - Trường Sa - Út Tịch (phường 4, quận Tân Bình) và điểm cuối đổ ra sông Sài Gòn (quận 1).
Sau khi hoàn thành cải tạo hơn 10 năm trước, đây là dòng kênh đẹp nhất nội đô TPHCM, qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình.
Hiện, bắc qua kênh này có nhiều cầu lớn như Thị Nghè, Điện Biên Phủ, cầu Bông, Hoàng Hoa Thám, Công Lý... Ngoài ra, một số cầu nhỏ hơn có tên từ 1-8 và đều cho xe chạy.