当前位置:首页 > La liga

【tỷ số bóng】Điểm tựa vững chắc của nhà nông

Địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng

Sát bên trụ sở UBND xã Minh Hưng, ntỷ số bóng huyện Chơn Thành là tấm bảng ghi: Gian hàng bình ổn giá Hội Nông dân xã Minh Hưng. Đây là địa chỉ mua, bán thực phẩm, nhu yếu phẩm của nhiều người dân trên địa bàn trong những ngày qua, đặc biệt là thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bà Nguyễn Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành (bìa trái) cùng đại diện nhà tài trợ trao quà cho công nhân khu nhà trọ ở ấp 7, xã Minh Hưng

Theo nhiệm vụ được phân công, những tình nguyện viên đến từ các hội, đoàn thể của huyện có mặt từ sớm để chuẩn bị, phân loại, sắp xếp thực phẩm theo đúng vị trí. Người dân vào gian hàng phải giữ khoảng cách, theo thứ tự để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. “Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, công nhân chúng tôi rất thiếu thốn rau, củ, quả. Có gian hàng ở gần khu nhà trọ như thế này tiện ích vô cùng, lại mua được rau tươi, ngon, giá rẻ hơn cả ngày chưa giãn cách” - chị Trần Thị Hà ở tổ 1, ấp 7, xã Minh Hưng nói.

Mình không ra tuyến đầu được thì sẽ là hậu phương vững chắc, chung sức cung ứng nguồn thực phẩm an toàn, giá rẻ cho nhân dân; hỗ trợ tuyến đầu an tâm phòng, chống dịch để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Anh Nguyễn Văn Công, Giám đốc Hợp tác xã rau sạch VietGAP xã Minh Hưng

Không những bình ổn giá, tất cả nông sản bán tại gian hàng đều có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng được Hội Nông dân huyện đảm bảo. “Thành lập gian hàng bình ổn giá đã không dễ và để duy trì, phát huy hiệu quả gian hàng lâu dài càng khó hơn. Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở tìm ra giải pháp thực hiện tốt nhất có thể. Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau” vì dịch Covid-19, chúng tôi tích cực vận động, kêu gọi các đơn vị sản xuất, trang trại, gia trại của hội viên góp sức, chung tay cung cấp lương thực, thực phẩm chia sẻ với người dân, công nhân các khu công nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay” - bà Nguyễn Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành chia sẻ. 

Khẳng định vai trò đầu tàu của nhà nông

Là Giám đốc Hợp tác xã rau sạch VietGAP xã Minh Hưng, ngay khi được mời tham gia đồng hành với gian hàng bình ổn giá, anh Nguyễn Văn Công đã cảm nhận, đây là một trong những chương trình hết sức ý nghĩa và thiết thực lúc này. Cũng từ đây, 8.000m2đất trồng rau của gia đình anh Công đã được kết nối đưa sản phẩm ra gian hàng. Anh còn liên kết thêm 8 thành viên trong hợp tác xã cung ứng mỗi ngày 3 tạ rau xanh cho gian hàng với mức giá bằng 1/2 thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, hội nông dân còn kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất của hội viên để hỗ trợ, đảm bảo yêu cầu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển sản xuất. Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, chủ động, sáng tạo, các cấp hội còn kết nối tiêu thụ trên 50 tấn nông sản, trái cây cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Với hiệu ứng ngày càng lan tỏa, chuỗi hoạt động “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch” vẫn được các cấp hội triển khai linh hoạt, thiết thực và hiệu quả cho đến khi hết thực hiện giãn cách xã hội. Nông dân Chơn Thành đoàn kết sẻ chia với mong muốn góp phần cùng các cấp ủy đảng, chính quyền và lực lượng phòng, chống dịch sớm đẩy lùi dịch bệnh, ổn định cuộc sống.

 Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành Nguyễn Thị Hậu

Không chỉ là điểm tựa giúp hội viên tạo sinh kế phù hợp, thích ứng điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời gian qua, chuỗi hoạt động “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch” của Hội Nông dân huyện Chơn Thành còn là cầu nối, vận động được hơn 300 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gần xa. Ngay sau đó, hội đã đóng góp hơn 60 triệu đồng vào Quỹ vắc xin Covid-19 và Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn. Số tiền còn lại được Ban Chấp hành hội phân bổ thành hàng chục chuyến hàng chở đầy ắp gạo, mì gói, rau củ quả, nhu yếu phẩm... trao tặng hộ nghèo, công nhân khó khăn ở các khu nhà trọ, lực lượng trực chốt, khu vực phong tỏa, khu cách ly trên địa bàn huyện. 

Đón nhận phần quà ấm áp nghĩa tình, bà Phạm Thị Kim Ba ở nhà trọ Quang Tiến 2, ấp 7, xã Minh Hưng xúc động nói: “Vợ chồng tôi đều hơn 60 tuổi. Lúc chưa thực hiện giãn cách xã hội thì mỗi ngày tôi dậy sớm làm được khoảng 50 cái bánh cam bán ở chợ, tiền lời đủ mua gạo, thức ăn. Hơn 1 tháng nay vợ chồng tôi phải nghỉ bán, tiền thuốc men không có, gạo, nước cũng thiếu thốn. Được nhận phần quà, tôi vui lắm! Cảm ơn sự quan tâm của các cấp, ngành đã dành cho người nghèo như gia đình tôi”.

分享到: