游客发表

【kqbd tottenham】Hướng đến một đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á

发帖时间:2025-01-25 09:17:57

Các đại biểu tham dự triển lãm giáo dục Hoa Kỳ tại Đại học Huế năm 2015

Bề dày truyền thống

Ngày mới thành lập,ướngđếnmộtđạihọcnghiêncứuhàngđầuĐôngNamÁkqbd tottenham Viện Đại học Huế có 5 phân khoa: Sư phạm, Khoa học, Văn khoa, Luật khoa và Mỹ thuật, sau đó 2 năm có thêm Đại học Y khoa. Sau ngày đất nước thống nhất, các trường đại học ở Huế được tổ chức lại theo các trường đại học chuyên ngành: Sư phạm Huế, Tổng hợp Huế, Y Khoa Huế. Năm 1983, Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc và Trường Cao đẳng Nông Lâm Huế được sát nhập để trở thành Trường Đại học Nông nghiệp 2 Huế và năm 1985 có thêm Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Đến năm 1994, Đại học Huế được thành lập theo Nghị định số 30-CP ngày 04/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Huế.

Là cơ sở giáo dục đại học được hình thành sớm, đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Đại học Huế đã cung cấp cho đất nước nhiều cán bộ  khoa học, quản lý có chuyên môn và trình độ giỏi,  ở các lĩnh vực giáo dục, y dược, kinh tế, nông lâm, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật, công nghệ và môi trường... Đây chính là nguồn lực to lớn, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Đại học Huế có 8 trường đại học thành viên, Phân hiệu tại Quảng Trị, 2 khoa trực thuộc, 11 trung tâm, Viện đào tạo, nghiên cứu, Nhà xuất bản và Tạp chí khoa học. Năm 2016, Đại học Huế được xếp hạng top 350 các trường đại học hàng đầu châu Á, đứng thứ 4 trong các trường đại học Việt Nam (QS University Rankings Asia).

Là một trong 3 đại học vùng, Đại học Huế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, Đại học Huế có 112 ngành đào tạo đại học, 74 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 44 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 69 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, 9 chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các đại học uy tín ở nước ngoài. Quy mô đào tạo có 47.500 sinh viên đại học chính quy, 530 nghiên cứu sinh và 3.400 học viên cao học. Bình quân, hàng năm có gần 10.000 bác sĩ, kỹ sư, cử nhân, giáo viên và hơn 1.200 thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp ra trường, đến khắp mọi miền đất nước, nơi nào Tổ quốc cần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Đội ngũ cán bộ dẫn đầu khu vực

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đại học Huế đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có chuyên môn tốt, cán bộ quản lý tinh thông, nâng cấp chức danh và trình độ tương xứng. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá Huế, nơi có nhiều bậc hiền tài, nhân sĩ và trí thức, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá dân tộc, Đại học Huế tiếp tục quy tụ đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, xứng đáng là trung tâm văn hoá, khoa học tiên tiến của thời đại. Trong nhiều năm qua, Đại học Huế đã thực hiện đồng bộ các biện pháp để phát triển đội ngũ trí thức và khoa học có trình độ cao, khuyến khích và tạo điều kiện về mọi mặt để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Đại học Huế thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng những cán bộ có chức danh, học vị cao, sinh viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc của các trường đại học có uy tín về công tác tại Đại học Huế. Từ năm 2009, Đại học Huế thành lập Quỹ Khuyến khích tài năng để khen thưởng cán bộ có thành tích về nâng cao trình độ, chức danh; đạt kết quả cao trong nghiên cứu khoa học.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Đại học Huế nhờ đó có bước phát triển nhanh, trở thành một trong những trung tâm đào tạo có số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ dẫn đầu khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Hiện nay, Đại học Huế có 3.778 cán bộ, viên chức, lao động trong đó có 225 giáo sư, phó giáo sư cơ hữu trong đó có 14 giáo sư, 207 phó giáo sư; 107 nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc Nhân dân, thầy thuốc ưu tú; 204 giảng viên cao cấp, 27 giáo sư danh dự người nước ngoài, hàng trăm giáo sư, phó giáo sư bán cơ hữu và thỉnh giảng; 554 tiến sĩ, 37 bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp 2 và 1.341 thạc sĩ. Trong 10 năm qua, số lượng cán bộ viên chức có chức danh giáo sư, phó giáo sư của Đại học Huế tăng nhanh. Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 - 2016, Đại học Huế có 185 nhà giáo được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Trung tâm nghiên cứu khoa học lớn ở miền Trung

Quy tụ đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học đông đảo cùng hệ thống trang thiết bị mới, Đại học Huế được coi là một trung tâm nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ và giao lưu khoa học lớn ở miền Trung và cả nước. Từ các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Đại học Huế, hàng trăm đề tài, dự án lớn, các chương trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được triển khai thực hiện. Các đề tài nghiên cứu, các dự án khoa học đã bám sát các chương trình trọng điểm của nhà trước về khoa học - công nghệ, các chương trình phát triển các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Một số đề tài nghiên cứu đã tạo ra được các sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị, phục vụ sản xuất và đời sống kinh tế - văn hoá xã hội. Chỉ tính riêng giai đoạn 2011 - 2016, Đại học Huế triển khai thực hiện gần 2.400 đề tài các cấp với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng. Hằng năm, nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế; nhiều đề tài nghiên cứu đạt các giải thưởng cao của Bộ Khoa học Công nghệ và tỉnh Thừa Thiên Huế, một số sản phẩm khoa học công nghệ đã được đăng ký thương hiệu, một số nhà khoa học được cấp bằng lao động sáng tạo.

Tạo dựng được vị thế trong quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế là một thành tựu lớn của Đại học Huế trong hơn nửa thế kỷ qua. Đại học Huế và các trường đại học thành viên đã thiết lập quan hệ với gần 100 trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học của trên 30 quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn 2011 - 2016, Đại học Huế ký kết 131 văn bản thoả thuận và ghi nhớ; tiếp nhận và triển khai thực hiện trên 100 chương trình, dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu với nước ngoài ở các lĩnh vực. Nhiều dự án hợp tác mang lại kết quả thiết thực trong đào tạo, nghiên cứu, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất của Đại học Huế. Đó là Dự án xây dựng Trung tâm Học liệu do tổ chức Đông Tây hội ngộ tài trợ; Dự án VLIR giai đoạn 2013 - 2018 về nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị đại học; Dự án xây dựng Trung tâm Carlo Urbani về nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp; Dự án xây dựng Trung tâm khám bệnh - Đào tạo y học gia đình; các dự án trao đổi sinh viên trong khuôn khổ chương trình Erasmus Mundus... Qua các chương trình, nội dung hợp tác, Đại học Huế đã xây dựng được mối quan hệ với nhiều tổ chức tài trợ, thực hiện được nhiều chương trình đào tạo liên kết; triển khai thành công nhiều dự án hợp tác với một số trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong khu vực và thế giới, tiếp nhận nhiều học bổng của các tổ chức quốc tế và cá nhân, thu hút hàng trăm giảng viên và sinh viên tình nguyện nước ngoài đến học tập và giảng dạy tại Đại học Huế.

Đại học Huế được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Giải phóng hạng Nhất cho lực lượng thanh niên, sinh viên, học sinh thành phố Huế (1975), Huân chương Độc lập hạng Ba (1998), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2002), Huân chương Độc lập Hạng Nhất (2012). Trường Đại học Y Dược được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Trường Đại học Sư phạm: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Trường Đại học Khoa học: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Trường Đại học Nông Lâm: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Trường Đại học Kinh tế: Huân chương Lao động hạng Nhì, Trường Đại học Ngoại ngữ: Huân chương Lao động hạng Ba, Trường Đại học Nghệ thuật: Huân chương Lao động hạng Ba, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Huân chương Lao động hạng Nhì, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng: Huân chương Lao động hạng Nhì..

“Xây dựng Đại học Huế trở thành một đại học nghiên cứu, một trung tâm đào tạo, khoa học - công nghệ chất lượng cao, phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn, hàng đầu trong khu vực về khoa học sức khỏe, nông - lâm - ngư, môi trường, công nghệ sinh học, khoa học cơ bản, văn hoá - du lịch, nghệ thuật. Phấn đấu đến năm 2030 Đại học Huế trở thành một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực, là một cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt của hệ thống giáo dục đại học vùng”, đó là Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2020 tầm nhìn 2030 của Đại học Huế.

Truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn đã đạt được chính là nền tảng vững chắc để Đại học Huế đạt được mục tiêu đề ra trở thành một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Huế

    热门排行

    友情链接