【nhận định bóng đá world cup】Trang sức từ... giấy xoắn
Nghe chừng nàng “Hoàng Thị” ni cũng cá tính phết! Khách đặt tranh nhưng thấy sản phẩm làm không ưng ý,ứctừgiấyxoắnhận định bóng đá world cup ngắm không đạt là báo hủy đơn. Tác phẩm này vẫn nằm trên gác căn nhà ở phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa (Hà Nội) như một kỷ niệm về tranh giấy xoắn. Sản phẩm của nàng “tone” xanh lam và tím vì một phần con người nàng là Huế... Bấy nhiêu chuyện qua tai khiến tôi càng tò mò hơn về người làm ra những món trang sức từ sợi giấy độc đáo này.
Sản phẩm tằm và dây đeo từ giấy báo
Giấy và đêm
Hoàng Thị Khánh Đông hiện công tác ở Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia thuộc Bộ Xây dựng. Trước năm 1997 chị sinh sống, học tập tại Huế, đến khi làm việc và lập gia đình thì định cư ở thủ đô. “Năm 2017, vô tình xem trên một trang mạng, thấy người ta hướng dẫn tạo hình từ giấy xoắn, mình mày mò làm theo rồi... mê luôn”, chị Khánh Đông kể. Ban đầu là làm dây đeo trang sức cho con gái, được bạn bè người thân động viên, chị phát triển hàng trăm mẫu khác, rồi cài áo, đèn trang trí, bưu thiếp và bây giờ là tranh nghệ thuật.
Người phụ nữ nhỏ bé này cũng tự nhận rằng, thấy những sợi giấy màu là tay chân ngứa ngáy không yên, đầu lại nảy ra ý tưởng tạo hình... cứ như tất cả đã được lập sẵn. Ngoại đạo với mỹ thuật, quyết định gắn bó với với “quilling”, chị nhờ chồng, một kiến trúc sư tư vấn phối màu, phác thảo phần mềm đồ họa tạo hình cho quen dần.
Phần lớn sản phẩm của chị làm ban đêm. Từ cách cuộn: tròn, lá, bán nguyệt... lên đồ trang sức đơn giản hơn, mỗi đêm chị Khánh Đông có thể làm vài cái. Song, làm tranh thì mất hàng chục buổi tối bởi cần vô số mảnh ghép tạo hình và cả khâu khảm lên bề mặt tạo linh hồn và sắc thái cho từng chi tiết để chúng thực sự sống động. Góc sáng tác chỉ quẩn quanh trong căn gác nhỏ nhưng ngập tràn sắc màu giấy Nhật, thêm cây kéo, dao, nhíp, dụng cụ cuộn, hồ dán... chị cặm cụi mải miết như rơi vào một thế giới khác cho đến khi đồng hồ điểm chuông nhắc thời khắc cần nghỉ ngơi để bắt đầu một ngày mới! “Đêm yên tĩnh phù hợp cho sự sáng tạo. Với mình, đêm giá trị lắm lắm, chỉ mong cho nó dài ra”, chị Khánh Đông dí dỏm.
Hoàng Thị Khánh Đông sáng tạo cùng giấy xoắn.
Sẽ đem nghệ thuật xoắn giấy về Huế
Trang giới thiệu sản phẩm của chị nhận được vô số phản hồi, trong đó rất nhiều khách hàng ở nước ngoài. Sản phẩm trang sức thủ công của chị đã có mặt ở Singapore, Na uy, Thụy sĩ, Ý, Mỹ... “Khách đưa ra chủ đề, yêu cầu mình thực hiện mẫu, gửi hình ảnh để nghe đánh giá và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Càng làm mình càng có nhiều kinh nghiệm quý khi thổi hồn cho sản phẩm. Nhờ vậy mà đơn hàng 20 bộ bông tai, 30 dây chuỗi làm quà gửi đi Mỹ mới đây được đánh giá cao”, chị Khánh Đông khoe.
Nhìn lại quá trình tự học cho đến thành công bước đầu như hiện nay, theo Hoàng Thị Khánh Đông, có sự động viên rất lớn từ bạn bè, người thân. Chị Hoàng Dạ Thư (công tác ở Nhà xuất bản Trẻ), người bạn luôn mang tinh thần hỗ trợ bạn bè khởi nghiệp, đã chào bán 100 mẫu dây đầu tiên trên facebook chia sẻ: “Ngay khi thùng hàng đến TP. Hồ Chí Minh, các thành viên trong công ty đã mua hết một nửa. Rồi sau đó hiệu ứng bắt đầu lan ra vì sự mới lạ, độc đáo. Chất liệu giấy nhẹ nhàng, giá chỉ vài chục nghìn một món nên ai cũng muốn có vài bộ để diện. Sản phẩm làm dây đeo theo tên chủ nhân tạo nên sự khác biệt, cá tính nên chọn làm quà tặng cho bạn bè, đối tác người nước ngoài, họ ưng ý lắm”!
Tranh gà
Quỹ Phuc’s fond từng chọn sản phẩm của chị Khánh Đông bán hàng gây quỹ. Chị Vân Tuyền, thành viên quỹ kể: “Từ những mảnh giấy màu lại thành những mặt dây đeo cổ rất dễ thương và trang nhã. Xem ảnh xong, chúng tôi “chấm” ngay. Phuc’s fond đặt 200 sợi để quảng cáo, bán cho bạn bè trong và ngoài nước. Một số dây mang sang Na uy bán gây quỹ tại một trường đại học và rất được ưa chuộng”.
... Thoáng chút bối rối khi dự cảm về con đường phát triển các sản phẩm từ giấy xoắn bởi chị rất lo khi nhận đơn hàng lớn trong khi vẫn mong tìm những đối tác cùng sở thích về quilling, phân phối sản phẩm lưu niệm đặc thù này... Một người bạn làm việc ở bảo tàng Mỹ (The Houston museum of Natural Science) đặt vấn đề muốn giúp giới thiệu sản phẩm và bán ở quầy lưu niệm trong Bảo tàng nhưng việc tìm kiếm các nguyên liệu phối đạt tiêu chuẩn quốc gia vẫn là một thử thách. Chị Khánh Đông dự kiến sẽ mở một vài lớp trải nghiệm ngắn ngày dành cho các bé vào mùa hè này khi đưa các con về Huế thăm ông bà ngoại. Và cả kế hoạch tìm đối tác thực hiện show áo dài – trang sức giấy dịp Festival Huế 2018 theo lời “xúi giục” của bạn bè. “Ngần ngại nhiều cái nhưng ai cũng bảo về Huế đi, làm cái gì đó cho nơi đã nuôi dưỡng mình lớn lên nên mình cũng muốn thử. Hy vọng nhiều người sẽ tiếp sức để giấc mơ mang giấy xoắn trình diễn ở miền Hương Ngự sớm thành hiện thực”, “nàng Hoàng Thị” trải lòng.
Dây đeo cổ
Những ai xem ảnh, lỡ yêu những biến thể từ giấy xoắn của nàng “Hoàng Thị”, hãy hy vọng được sở hữu một món cực chất này vào Festival Huế 2018.
Cô Indrani, giảng viên ở Massachusetts (Mỹ): “Tôi biết các sản phẩm của chị Khánh Đông thông qua Linh Green, một người bạn gốc Việt. Bất kỳ đồ trang sức “hand made” nào tôi luôn nhận thấy (khi sờ vào) có sức lôi cuốn đặc biệt. Sự “phức tạp”, màu sắc và thiết kế của mặt dây chuyền, bông tai của cô ấy cuốn hút tôi hoàn toàn. Đến từ Ấn Độ và có một niềm đam mê với những màu sắc rực rỡ, tôi đã đặt mua sản phẩm cho bản thân mình, các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết. Tôi chắc chắn họ sẽ rất vui.
Bài: Tuệ Ninh
Ảnh: Xuân Trường