游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:43:45
Vũ Hán “hồi sinh” và “di chứng” của dịch Covid-19 | |
Bác sĩ Vũ Hán (Trung Quốc) cảnh báo về các ca Covid-19 “khỏi bệnh giả” |
Ngay trước thềm Giao thừa,ữacơmTấtniêntạimộtgiađìnhVũHátruc tiep bong da homnay tức 29 Tết năm ngoái (23/1/2020), Chính phủ Trung Quốc tuyên bố phong tỏa Vũ Hán vì dịch bệnh, mà sau này là Covid-19. Đây có lẽ là cái Tết khó quên và cũng đáng quên nhất của người dân thành phố này. Năm nay, thay vì đi nhà hàng, một số gia đình nơi đây đã chọn ăn Tất niên tại nhà, như một cách để trở lại cái Tết bình dị, truyền thống nhất sau những ngày khủng hoảng vì dịch bệnh.
Ông Hồ Trung Nguyên là một doanh nhân Vũ Hán có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Không ít bạn bè và đối tác của ông đều là người Việt. Khi biết phóng viên VOV đến đây công tác, ông đã thịnh tình đón tiếp và mời chúng tôi tham dự bữa cơm Tất niên tại nhà riêng.
Ông Hồ Trung Nguyên, một doanh nhân người Vũ Hán |
Ông bảo, trước khi có dịch, đã khoảng 10 năm trở lại đây, ông không ăn Tết ở nhà. Năm nào gia đình ông cũng ra nước ngoài đón Tết, năm thì đến Việt Nam, Thái Lan, năm thì sang New Zealand, Australia.
Nhớ lại cái Tết năm ngoái, ông vẫn không khỏi bàng hoàng: “Tết năm ngoái của chúng tôi là một cái Tết vô cùng đau khổ. Mặc dù khi đó tôi không ở Vũ Hán, nhưng với cả thành phố Vũ Hán, với những người thân, bạn bè của tôi, đó là 76 ngày đau khổ. Cả thành phố phong tỏa. Cuộc sống vô cùng tồi tệ. Họ sống trong sự hoảng sợ tột cùng, cứ như ngày tận thế vậy. Dù ở Australia, nhưng bản thân tôi cũng cảm nhận được sự đau khổ ấy.”
Nhà ông Nguyên treo câu đối đón Tết. |
Cùng đi với gia đình ông trong chuyến đi “để đời” này còn có chị Trương, một người bạn cũng đã có hơn chục năm làm việc tại Vũ Hán. Với chị, ăn Tết ở nước ngoài không hề nhẹ lòng hơn người dân ở Vũ Hán.
Chị xúc động chia sẻ: “Tôi không muốn nhớ lại. Chúng tôi đến Australia vào trước thời điểm phong tỏa. Những mong sẽ đón một cái Tết thật vui rồi về. Thế nhưng... chúng tôi đã trải qua một cái Tết vô cùng tủi khổ. Ngày mùng 1 Tết cả nhà tôi khóc, bởi với người dân Vũ Hán đó thực sự là một thảm họa. Dịch bệnh khiến biết bao người phải bỏ mạng. Khi đó, tôi rất sợ phải nói mình là người Vũ Hán. Bởi mọi người đều sợ và nhìn chúng tôi với con mắt xem thường. Điều này làm tôi vô cùng khó chịu. Nhưng chúng tôi rất tự giác, không ra khỏi khách sạn. Chúng tôi không có tự do. Rồi suốt ngày phải xem những thông tin không hay từ quê hương, lòng chúng tôi nặng trĩu. Giờ đây, khi Vũ Hán đã tốt lên, tôi rất tự hào. Tôi tin rằng, năm nay tôi sẽ đón một cái Tết vui vẻ, an lành. Và đây cũng là điều tôi mong đợi.”
Chị Trương rơi lệ khi kể lại câu chuyện của mình trong đại dịch. |
Đón một cái Tết yên vui, sum vầy, đó còn là mong muốn của gia đình ông Nguyên. Con gái ông đang du học ở nước ngoài cũng đã trở về đón Tết cùng cha mẹ. Cả nhà ông tất bật làm cơm. Nhà cửa được trang hoàng tươi vui, rực rỡ.
Niềm hân hoan của ông và gia đình hiện rõ trên khuôn mặt và cả những vật trang trí từ cửa vào đến trong nhà, như đèn lồng đỏ, câu đối đỏ..., cùng một mâm cơm thịnh soạn với nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết. Tất cả đều được chuẩn bị cẩn thận, tươm tất, để đón một cái Tết đoàn viên.
Ông nói: “Từ tận đáy lòng, tôi rất mong có dịp được ngồi cùng đông đủ bạn bè, người thân như thế này. Giờ đây, Vũ Hán đã chiến thắng được thảm hỏa. Toàn thành phố giờ cơ bản đã trở lại bình thường. Do vậy, tôi đã mời những người bạn thân thiết đến nhà để cùng đón một cái Tết thật vui. Tôi cũng mong cả thế giới nhanh chóng khỏe mạnh trở lại, để người dân ở tất cả các quốc gia có được một năm mới và cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Ông Nguyên đã đợi 1 năm để có bữa cơm Tất niên này. |
Người dân Vũ Hán đã phải đợi hơn một năm để có được cái Tết đoàn viên, đông vui và hân hoan như thế này. Đúng vào dịp 30 Tết năm ngoái, thành phố này bắt đầu hành trình 76 ngày “phong thành”. Đây sẽ là những ký ức khó phai, nhưng cũng sẽ khiến họ trân trọng hơn những khoảng khắc đầm ấm, vui vầy bên người thân, gia đình và bạn bè như thế này trong thời khắc bước sang mùa Xuân mới.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接