Với sự quyết tâm vào cuộc tích cực bằng nhiều việc làm thiết thực của cơ quan chuyên môn nên lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) của tỉnh tiếp tục đạt thêm nhiều bước tiến mới trong năm 2020. Từ bước tiến này đang mang lại không ít tiện lợi và hiệu quả sản xuất cho người dân. Bà Nguyễn Thị Kiều (giữa),ướctiếnkhoahọccngnghệbảng xếp hạng ngoại hạng đan mạch Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN tỉnh trao đổi, hướng dẫn người dân cách xử lý đất tại vùng bị nhiễm phèn, mặn để trồng bưởi da xanh đạt hiệu quả. Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của đơn vị, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN (trung tâm) - Sở KH&CN tỉnh đã tiến hành triển khai nhiều ứng dụng KHCN vào sản xuất để góp phần mang lại những tiện ích cho người dân. Điển hình, đơn vị tiến hành tiếp nhận, sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sấy một số mặt hàng nông sản từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Trước mắt, trung tâm đang làm chủ các quy trình sản xuất thử nghiệm trái cây sấy (sấy dẻo) từ các nông sản như: khóm, mãng cầu, xoài; đồng thời thực hiện quy trình cấp mã vạch, mã số, tiêu chuẩn cơ sở, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm… cho các sản phẩm được tạo ra để gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp, chứng nhận theo quy định. Cùng với quy trình trên thì hiện trung tâm còn thục hiện mô hình bảo quản và sơ chế sau thu hoạch cây ăn trái bằng công nghệ sinh học (màng bao sinh học) nhằm kéo dài thời gian bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch cho người dân. Minh chứng là kết quả thử nghiệm màng bao sinh học trong bảo quản khóm, mãng cầu, chuối, dưa hấu,… sau thu hoạch được kéo dài một tháng, trong khi nếu không áp dụng mô hình thì thời gian bảo quản chỉ khoảng 7 ngày, thậm chí còn ngắn hơn. Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trên đang được đơn vị thực hiện thí điểm thành công sẽ là bước tiến và mở ra nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực KHCN của tỉnh trong thời gian tới, qua đây có thể giúp người dân ngày càng giảm thất thoát, thiệt hại sau thu hoạch và mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn. Bên cạnh việc thành công từ các mô hình thí điểm trên thì nhằm lưu giữ, bảo tồn, phục tráng, cải tạo, phát triển giống, nguồn gen nông sản của tỉnh; hiện trung tâm đang tích cực chăm sóc nguồn cây giống quýt đường thế hệ S0 và S1, cây cam sành S0 và cây cam xoàn S0. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, trung tâm còn sản xuất ra 200 cây quýt đường sạch bệnh và ra ngôi 3.000 cây khóm Queen “Cầu Đúc” sạch bệnh để hỗ trợ nguồn giống chất lượng cho người dân sản xuất hiệu quả. Ngoài ra, một trong những hoạt động nổi bật khác được trung tâm thực hiện có hiệu quả trong năm 2020 này là đơn vị thực hiện mô hình chiết xuất tinh dầu thực vật từ một số loại cây trồng nhằm tạo ra sản phẩm hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe cho người dân như: chiết xuất tinh dầu từ hương nhu (é tía), cam, bưởi, trầu,… với quy mô 0,5 lít/mỗi sản phẩm. Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm, cho biết thêm: Ngoài những công việc điển hình như trên thì từ đầu năm đến nay, đơn vị còn tiếp tục triển khai thực hiện tốt 2 dự án khoa học cấp tỉnh và 3 dự án cấp huyện. Điều đáng phấn khởi là tại mỗi dự án khi được triển khai đều mang lại những hiệu quả thiết thực cho người dân. Cụ thể, 2 dự án cấp tỉnh, gồm: Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, Dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chanh không hạt Hậu Giang”; 3 dự án cấp huyện, gồm: Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thực hành chuỗi giá trị mãng cầu gai (Annona muricata L.) đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ở huyện Phụng Hiệp”, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch rau đắng đất Polygonum aviculare L. tại huyện Phụng Hiệp”, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP để phát triển vùng chuyên canh khóm Hậu Giang”. Thông tin từ Sở KH&CN tỉnh, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã thành lập và tổ chức họp Hội đồng KH&CN cấp tỉnh để tư vấn xét duyệt 11 nhiệm vụ (đề tài, dự án). Kết quả, hội đồng thống nhất thông qua 9 nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Sở KH&CN tỉnh còn tổ chức Hội đồng KH&CN cấp tỉnh nghiệm thu 5 nhiệm vụ. Nhìn chung, các nhiệm vụ được nghiệm thu đều thực hiện đạt mục tiêu đề ra, sản phẩm đáp ứng yêu cầu đặt hàng. Minh chứng như nhiệm vụ về xây dựng mô hình trồng cam sành cho năng suất và chất lượng cao. Đề tài đã nghiên cứu một số biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trái cam sành. Đồng thời sử dụng và tận dụng nguồn xác bã thực vật trong nông nghiệp để ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng qua đó góp phần giảm tác hại môi trường, cải tạo đất trồng cam, giúp vườn cam sành duy trì thời gian khai thác lâu hơn. Ngoài xét duyệt và nghiệm thu nhiệm vụ, Sở KH&CN tỉnh còn tăng cường công tác kiểm tra tiến độ, theo dõi, đôn đốc chủ nhiệm, cơ quan chủ trì thực hiện đảm bảo tiến độ của nhiệm vụ theo hợp đồng ký kết. Thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn trong khuôn khổ thực hiện của các nhiệm vụ. Gia hạn cho một số nhiệm vụ để thực hiện thủ tục thanh, quyết toán, hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu. Bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh, cho hay: Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực KHCN của tỉnh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đồng thời lĩnh vực KHCN cũng có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị với các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh; nhờ vậy đã gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. Đặc biệt, các nhiệm vụ KHCN khi đưa vào triển khai thực hiện đều có địa chỉ ứng dụng trên địa bàn tỉnh; công tác xét duyệt, nghiệm thu, kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ KHCN được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Trong đó, nhiều ứng dụng KHCN mới được thực hiện thí điểm thành công và tổ chức nhân rộng sẽ là những bước tiến mới tiếp theo trong lĩnh vực KHCN cho tỉnh nhà và tạo nền tảng vững chắc để phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo… Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |