【thứ hạng của câu lạc bộ stade brestois 29】Sức ép tăng tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái nào?

时间:2025-01-24 22:32:06 来源:88Point
Mức mất giá của VND vẫn trong vùng chấp nhận được
Tỷ giá tăng cao và nỗi lo của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tỷ giá biến động linh hoạt và có “bộ đệm” vững chắc
Áp lực giảm giá của VND vẫn tương đối rõ ràng trong bối cảnh đồng USD tăng giá. Ảnh: Internet
Theo SSI, áp lực giảm giá của VND vẫn tương đối rõ ràng trong bối cảnh USD tăng giá. Ảnh: Internet

Áp lực từ đồng USD mạnh

Những ngày qua, không chỉ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố điều chỉnh lãi suất cơ bản để đối phó với lạm phát cao kỷ lục, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang đối mặt với lạm phát cao kỷ lục nên cũng tiến hành tăng lãi suất điều hành. Theo đánh giá của các chuyên gia, diễn biến này sẽ tác động không nhỏ đến tỷ giá trong nước.

Hiện chỉ số USD (DXY) trên thị trường quốc tế đã lên quanh mức 104-105 điểm, tăng gần 10% so với cuối năm 2021. Đồng bạc xanh tăng giá mạnh khiến các đồng tiền trong khu vực cũng có diễn biến tương tự. Chẳng hạn: Nhân dân tệ mất giá 5,3%; Won Hàn Quốc mất giá 4,7%, USD Đài Loan mất giá 6%, Baht Thái Lan mất giá 3,4%, Yên Nhật mất giá đến gần 16%...

Nguồn: SSI
Nguồn: SSI

Tuy nhiên, theo tính toán, từ đầu năm đến nay, VND chỉ mất giá nhẹ khoảng 1,9%. Ông Phạm Chí Quang cho hay, những diễn biến của thị trường quốc tế tác động bất lợi tới cân đối cung cầu ngoại tệ và tâm lý thị trường trong nước, gây áp lực đối với sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Tuy nhiên, thị trường ngoại tệ trong nước vẫn hoạt động ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh.

Có được sự ổn định như trên, bên cạnh việc NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện biện pháp bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường từ đầu năm 2022, thì các chuyên gia nhận định, thị trường tỷ giá còn được hỗ trợ từ các tác động của kinh tế vĩ mô.

Theo đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức cao kỷ lục khoảng 110 tỷ USD. VND cũng được hỗ trợ từ nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại 5 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ USD và cả năm dự kiến vẫn thặng dư (dự báo khoảng 4-8 tỷ USD).

Báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect cũng nhận định, đồng USD mạnh gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Tuy nhiên, VND vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực nhờ thặng dư thương mại cải thiện và dự trữ ngoại hối cao. Nhóm phân tích dự báo thặng dư thương mại tăng lên mức 7,2 tỷ USD trong năm 2022 từ mức 3,3 tỷ USD trong năm 2021. VnDirect cùng kỳ vọng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 122,5 tỷ USD vào cuối năm 2022 (tương đương 3,9 tháng nhập khẩu)... Do đó, tỷ giá USD/VND sẽ tăng không quá 2% trong cả năm 2022.

Ngoài ra, theo một vài dự báo, VND có thể mất giá hơn 2% trong năm 2022. Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 2-2,3%. Tương tự, báo cáo của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo VND có thể giảm giá đến 2% so với đồng USD trong năm nay.

NHNN sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ

Với những dự báo như trên, đại diện NHNN nhận định, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện, diễn biến thị trường trong, ngoài nước, phù hợp với mục tiêu xuyên suốt của điều hành chính sách tiền tệ là góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Trong báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn, Viêt Nam đã được Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận những bước tiến tích cực trong công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá. Theo đó, trong kỳ soát xét này, Việt Nam được đưa vào danh sách giám sát, không còn là đối tượng bị phân tích nâng cao như tại các kỳ báo cáo trước đó.

Cũng về vấn đề này, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam đánh giá, chính sách tỷ giá của NHNN tiếp tục được vận động theo hướng linh hoạt, thích ứng với những biến số mới trên thị trường, giúp xu hướng trung và dài hạn của tỷ giá ổn định hơn.

Tuy nhiên, với nhiều áp lực từ nền kinh tế còn đó, nhất là trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng nhanh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, NHNN sẽ phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất.

Vị này cũng cho biết, những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối như vậy, NHNN đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.

“NHNN sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế”, ông Phạm Chí Quang nhấn mạnh.

推荐内容