当前位置:首页 > Thể thao > 【đội hình lecce gặp napoli】Tập trung nguồn lực cho giảm nghèo bền vững 正文

【đội hình lecce gặp napoli】Tập trung nguồn lực cho giảm nghèo bền vững

来源:88Point   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 00:13:41

Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo đã giúp nhiều nông dân tăng thêm thu nhập.

Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo đã giúp nhiều nông dân tăng thêm thu nhập.

Tuy nhiên,ậptrungnguồnlựcchogiảmnghèobềnvữđội hình lecce gặp napoli thời gian tới, chương trình cần huy động từ nhiều nguồn, tập trung chi có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để giải quyết căn cơ hơn vùng “lõi nghèo”.

Chi hơn 42,3 nghìn tỷ đồng cho giảm nghèo

Trong 5 năm (2016 - 2020), ngân sách trung ương đã giao hơn 42.334 tỷ đồng, bằng 101,02% tổng vốn cả giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, nhu cầu cho giảm nghèo là rất lớn, nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng 45,3% trong tổng nguồn lực (hơn 93.289 tỷ đồng) đã được bố trí, huy động để thực hiện chương trình. Điều đó cho thấy, nguồn lực thực hiện chương trình (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước chi cho các chính sách giảm nghèo thường xuyên; nguồn các tổng công ty, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ các huyện nghèo) đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm huy động từ nhiều nguồn cùng chung tay thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm tới việc thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, thông qua việc tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020; thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiều chương trình khác. Ví dụ riêng việc thực hiện việc kết hợp chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Quốc phòng chỉ được bố trí 64,643 tỷ đồng từ Chương trình Giảm nghèo bền vững, nhưng đã tổ chức thực hiện hiệu quả việc kết hợp chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Bộ này đã nhân rộng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng tại 24 huyện thuộc 11 tỉnh trong vùng dự án của 15 khu kinh tế quốc phòng thuộc 6 quân khu.

Ngoài nguồn lực từ ngân sách, Chính phủ đã quan tâm đến chính sách tín dụng ưu đãi trong thực hiện giảm nghèo bền vững. Tổng nguồn vốn tín dụng đã tăng từ 144.657 tỷ đồng năm 2015 lên 226.560 tỷ đồng tính đến 30/6/2020 (tăng 81.903 tỷ đồng (46,1%) so với 31/12/2015). Đặc biệt cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi, ngân sách nhà nước tăng về số lượng nhưng giảm về tỷ lệ so với năm 2015, nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay tăng từ 4.895 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng nguồn vốn năm 2015 đã tăng lên 19.505 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng nguồn vốn.

Không phân bổ vốn dàn trải

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện vẫn còn những bất cập, như việc ban hành khá nhiều chính sách giảm nghèo đã làm cho nguồn lực bị dàn trải, bố trí nguồn vốn khó khăn như chậm phân bổ vốn, có nguồn vốn đầu tư khi bố trí đã vào năm cuối của giai đoạn hoặc không được phân bổ vốn để thực hiện. Tuy nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo đã được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương. Việc huy động các nguồn vốn khác còn rất hạn chế, đặc biệt là huy động vốn từ các doanh nghiệp, ngân sách địa phương, người dân...

Khi tổng kết về vấn đề này, Quốc hội đề nghị Chính phủ trong thời gian tới, cần xây dựng tiêu chí để phân bổ ngân sách nhà nước về giảm nghèo hợp lý trong giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên đầu tư nguồn lực theo nguyên nhân nghèo, nhất là hỗ trợ các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời, việc huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách cho công tác giảm nghèo cần được tăng cường.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, trong đó quan trọng nhất là nguồn tài chính. Theo ông Bùi Sỹ Lợi, nếu giai đoạn đầu chúng ta đầu tư 1 thì đến giai đoạn này chúng ta phải đầu tư đến 10, thậm chí là 100 mới có thể thực hiện được tỷ lệ giảm nghèo như giai đoạn đầu. Hiện nguồn lực tài chính cũng bắt đầu khó khăn hơn, kể cả hỗ trợ đầu tư của các tổ chức quốc tế và nguồn vốn của ngân hàng để cho vay thoát nghèo. Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến ngân sách và gói ngân sách trong công tác giảm nghèo có xu hướng hẹp lại. Việc giải ngân vốn cũng còn chậm, không đúng kế hoạch.

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, để giải quyết căn bản thực trạng này, chúng ta phải có giải pháp làm chuyển biến nhận thức của người dân. Bên cạnh việc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng xã hội tham gia ủng hộ thì chính bản thân người nghèo phải vươn lên thoát nghèo. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng phải đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với đó, phải tiếp tục huy động nhiều nguồn lực để thực hiện chương trình theo hướng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân bổ nguồn lực một cách dàn trải, mà chỉ tập trung vào vùng “lõi nghèo”.

“Nếu giai đoạn đầu chúng ta đầu tư 1 thì đến giai đoạn này chúng ta phải đầu tư đến 10, thậm chí là 100 mới có thể thực hiện được tỷ lệ giảm nghèo như giai đoạn đầu. Hiện nguồn lực tài chính cũng bắt đầu khó khăn hơn, kể cả hỗ trợ đầu tư của các tổ chức quốc tế và nguồn vốn của ngân hàng để cho vay thoát nghèo. Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến ngân sách và gói ngân sách trong công tác giảm nghèo có xu hướng hẹp lại”. Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Minh Anh

标签:

责任编辑:Thể thao