游客发表

【ket qua vdqg ha lan】Doanh nghiệp cần hỗ trợ về vốn, thủ tục bên cạnh các giải pháp về thuế

发帖时间:2025-01-10 23:05:56

Doanh nghiệp cần hỗ trợ về vốn, thủ tục bên cạnh các giải pháp về thuế

Nỗi lo doanh nghiệp gặp khó

Về phía các chính sách tài khóa, hiện nay đang thực hiện nhiều gói hỗ trợ, song Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục rà soát các chính sách để có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khi cần.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận khoảng 100 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trung bình mỗi tháng có 16,6 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Con số này đã giảm so với mức bình quân doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong một tháng của giai đoạn 5 tháng đầu năm 2023. Nếu nhìn vào số liệu của tháng 6/2023, ghi nhận có 7.098 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022. Ngược lại, trong tháng 6/2023, cả nước có 12.333 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Đánh giá về hoạt động doanh nghiệp trong nửa đầu năm nay, Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhìn nhận, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 6 ghi nhận những tín hiệu tích cực, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, số liệu doanh nghiệp rời bỏ thị trường cũng gây lo ngại. Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, hiện nay việc sản xuất, kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn do sức tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu đều giảm sút. Vì vậy, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ, thành phố sẽ có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Nhìn ở một địa phương là Hà Nội cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố đã liên tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, tạo nên 45% GRDP, đóng góp hơn 30% ngân sách cho thành phố, tạo việc làm cho hơn 50% số lao động. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho biết, thời gian qua, Hiệp hội nhận được nhiều phản ánh của doanh nghiệp về tình hình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu đều giảm sút. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, do lãi suất vay ngân hàng để phục vụ sản xuất còn cao, thủ tục phức tạp…

Tháo gỡ mọi rào cản giúp doanh nghiệp phát triển

Doanh nghiệp cần hỗ trợ về vốn, thủ tục bên cạnh các giải pháp về thuế

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần thiết thực hiện cải cách về thể chế, bởi thể chế không phù hợp không chỉ tạo thủ tục hành chính còn tạo ra gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ lớn.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Trong cuộc hội thảo mới đây do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức đã nhận được sự quan tâm của dư luận, các chuyên gia, nhà quản lý. Mối quan tâm hiện nay đó chính là tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp, từ đó tìm ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024.

Tốc độ tăng trưởng chính là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. 6 tháng đầu năm mức tăng trưởng khiêm tốn, chỉ tăng 3,72%, là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua. Con số này chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó. Đây cũng là thời điểm nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức do tác động bất lợi của kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại.

Lời giải cho “bài toán” đặt ra lúc này chính là hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng. Nhiều chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, cần có những chính sách mang tính căn cơ, lâu dài.

Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, tài chính, vốn, sức cạnh tranh. Ở thời điểm khó khăn về thị trường, cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong khu vực. Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, trong những khó khăn trên, doanh nghiệp gặp khó nhất là chi phí để trang trải, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh trên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần thiết thực hiện cải cách về thể chế, bởi thể chế không phù hợp không chỉ tạo thủ tục hành chính còn tạo ra gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ lớn.

Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Trong đó, Chính phủ kiên định mục tiêu tiếp tục hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, coi việc tháo gỡ các rào cản khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu cũng như đảm bảo bình ổn, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm.

Phải gỡ khó về thị trường, về vốn cho doanh nghiệp

Theo Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm, muốn thúc đẩy tăng trưởng, phải phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Thời gian qua, về chính sách tài khóa chúng ta đã tung ra rất nhiều chính sách với các nguồn lực rất lớn, hiệu quả đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, theo ông, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, “bốc đúng thuốc” để “chữa bệnh” cho doanh nghiệp như gỡ khó về thị trường, về vốn. Ông cho rằng, doanh nghiệp đang khó khăn, nhu cầu vốn rất lớn và phải thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 7/2023 vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, ADB đã điều chỉnh dự báo cho tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống còn 5,8% trong năm 2023 và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024. Những dự báo này cũng là một trong những điều mà cơ quan quản lý phải tính đến trong điều hành, nhất là phải có giải pháp căn cơ hơn, hỗ trợ doanh nghiệp.

“Chủ công” của chính sách hỗ trợ và phục hồi nền kinh tế đó chính là gói hỗ trợ về tài khóa. Trong hơn 3 năm qua, tổng gói hỗ trợ về miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã lên tới hơn 400 nghìn tỷ đồng là một con số rất lớn. Nhiều chương trình hỗ trợ vẫn song song thực hiện, như Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục thực hiện và kết thúc trong năm 2023. Cùng với đó, nhiều gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất vẫn đang được thực hiện theo quyết sách của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính.

Năm 2023, theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến quy mô các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã và sẽ ban hành khoảng 200 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng). Kết quả thực hiện 6 tháng đã miễn, giảm, gia hạn ước tính khoảng 70,3 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm khoảng 28,3 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 42 nghìn tỷ đồng).

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp chính sách tài khóa, kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; góp phần kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã đề ra.

    热门排行

    友情链接