【west ham vs mu】Thăm châu Á, ông Trump cần mang theo hành trang chiến lược ra sao?
作者:Cúp C2 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:17:08 评论数:
Một điểm nhấn trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới 5 nước châu Á tuần tới là bài phát biểu rất được mong đợi về cách chính quyền của ông tiếp cận với một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mà các quan chức Washington cho là “tự do và cởi mở”. Tuy nhiên, thách thức cho chính quyền của Tổng thống Trump là ở chỗ làm thế nào Washington có thể hiện thực hóa và gắn tầm nhìn khu vực với những toan tính nội bộ cũng như tầm nhìn toàn cầu rộng lớn hơn trong thời gian tới.
Điều quan trọng đối với chính quyền mới ở Mỹ là phải sớm nêu rõ cam kết và cách tiếp cận với châu Á bởi Washington đang khiến châu Á phải lo lắng về sự vững chắc cũng như hình thái cam kết của Mỹ với khu vực.
Sự lo lắng đó là dễ hiểu trong một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, khi châu Á trỗi dậy năng động và ngày càng quan trọng nhưng lại chiếm vị trí không xứng tầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, bởi Washington, lúc này hay lúc khác, luôn bị xao nhãng bởi những mối bận tâm trong nước hoặc ở những khu vực khác như Balkan hay Trung Đông.
Ở một mức độ nào đó, chính sách xoay trục sang châu Á, hay chủ trường “tái cân bằng” của cựu Tổng thống Barack Obama là một nỗ lực để điều chỉnh theo xu hướng đó.
Nhưng dưới thời của Tổng thống Donald Trump, những cuộc tranh luận về tính cấp thiết phải thúc đẩy hơn nữa cách tiếp cận với châu Á càng trở nên thuyết phục.
Nước Mỹ “mông lung” giữa một Ấn Độ - Thái Bình Dương mới
Khái niệm về Ấn Độ - Thái Bình Dương từ lâu đã góp phần hình thành cam kết của Mỹ với châu Á. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ đã giúp xây dựng và dẫn dắt một trận tự dựa trên quy định quốc tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và tự do.
Khu vực này tự hào có 3 nền kinh tế lớn nhất (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản), 7 trong số 8 thị trường tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu, cùng 7 trong số 10 đội quân lớn nhất thế giới và được dự đoán sẽ sản xuất hơn một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu trong những năm tới.
Thế nhưng trật tự mà Mỹ xây dựng đó đang chịu nhiều thách thức trong bối cảnh tương lai của khu vực này đan xen cả cơ hội lẫn thách thức. Vì thế, không nghi ngờ gì về việc ông Trump sẽ phải làm rõ từng chi tiết trong bức tranh hỗn tạp này cũng như việc Mỹ phải đóng vai trò gì ở đây trong chuyến thăm châu Á lần này.
Nhìn chung, mọi câu hỏi đặt ra cho Tổng thống Trump tập trung vào việc làm thế nào chính quyền của ông có thể hòa hợp một trật tự dựa trên khái niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung, với xu hướng “Nước Mỹ trên hết” của chính ông Trump, vốn dựa trên một tầm nhìn rất độc lập.
Từ bài phát biểu của ông Trump trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2017, dư luận có thể thấy vẫn còn những giằng xé giữa khái niệm hậu Thế chiến thứ Hai truyền thống, mà ở đó Mỹ được xem như “người giám sát” cho một trật tự quốc tế có sự liên kết chặt chẽ lẫn nhau, với thế giới gồm “các nước mạnh mẽ và tự chủ” theo cách nhìn của Tổng thống Trump.
Chủ nghĩa bản địa bài ngoại (Nativism) và chủ nghĩa giao dịch hẹp (narrow transactionalism) trong tầm nhìn “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump đã làm dấy lên những quan ngại rằng “bình minh” của ông cũng chính là “hoàng hôn” của chính sách đối ngoại “Châu Á trên hết” một thời.
Cùng với những dấu hiệu hứa hẹn, như việc Mỹ nhanh chóng “làm thân” cùng các đối tác châu Á chủ chốt và sớm thông báo về chuyến thăm châu Á đầu tiên của ông Trump, là những hành động gây lo ngại như việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Câu hỏi chính đối với khu vực là liệu tất cả những động thái này có liên quan với nhau một cách mạch lạc hay không, hoặc chí ít là đến khi khi nào thì sẽ được như vậy?
Khu vực có thể đang kỳ vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ có một kiểu làm mới nào đó cho cái gọi là “tái cân bằng” của chính quyền cũ. Và bài phát biểu của ông Trump dự kiến sẽ vạch ra tầm nhìn của chính quyền Mỹ ở khu vực này để trả lời cho những câu hỏi đó.
Mỹ có định hướng nhưng vẫn mơ hồ
Trên khía cạnh an ninh, một số thành viên trong đội ngũ của ông Trump, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, đã xác định một tầm nhìn cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “tự do và cởi mở”.
Theo tầm nhìn này, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cùng với một mạng lưới các đồng minh và đối tác, sẽ tập trung không chỉ vào những mối đe dọa đơn lẻ như khủng bố hay vấn đề Triều Tiên mà vào thách thức lớn hơn mà những nước, chủ yếu là Trung Quốc, có thể tạo ra đối với trật tự quốc tế ở khu vực như trên Biển Đông.
Một vài nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chắc chắn cũng chia sẻ tầm nhìn này nhưng điều mà họ trông đợi là Mỹ sẽ sắp xếp thứ tự các mối đe dọa này ra sao và điều chỉnh phản ứng của họ như thế nào với các đối tượng khác nhau, giữa đồng minh, đối tác và bạn bè.
Thực chất một số nhà quan sát ở châu Á đã lo ngại rằng, cuộc “khẩu chiến” không đáng có giữa ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm; Hay một chính sách mạnh bạo hơn với Trung Quốc có thể làm quan hệ song phương căng thẳng và làm phức tạp hóa mối liên hệ giữa các nước nhỏ hơn với 2 cường quốc này; Trong khi đó, những động thái như việc xem xét lại thỏa thuận hạt nhân Iran có thể khiến Mỹ một lần nữa bị choáng ngợp bởi những mối bận tâm ở Trung Đông và phải trả giá bằng sự quan tâm đến châu Á.
Trên khía cạnh kinh tế cũng vậy. Sự “tự do và cởi mở” của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng như vai trò của Washington ở khu vực này đã rõ ràng và không nghi ngờ gì về việc các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia chia sẻ quan điểm chung với Mỹ về việc đảm bảo khu vực này phải tiếp tục là cỗ máy tăng trưởng và thịnh vượng của thế giới.
Nhưng vẫn còn những cuộc tranh cãi về hình thái chính xác của chủ trương đó cũng như việc phải áp dụng những tiêu chuẩn nào cho nó.
Vai trò của Mỹ là tập trung vào việc nâng những tiêu chuẩn đó lên một mức độ cao hơn so với những nền kinh tế như Trung Quốc. Nhưng điều mà các nước trong khu vực băn khoăn là làm thế nào ông Trump hòa hợp thông điệp chiến lược này với cách tiếp cận hẹp ở trong nước. Cho đến nay, những động thái như việc rút Mỹ khỏi TPP, đe dọa rút khỏi những thỏa thuận tự do thương mại đa phương khác và cái nhìn rất gay gắt với thâm hụt thương mại song phương chỉ khiến dư luận khu vực nhìn nhận rằng chính quyền của ông Trump coi kinh tế là nơi giải quyết thách thức theo hướng có lợi cho Mỹ thay vì thúc đẩy cơ hội cùng có lợi.
Các quan chức chính quyền Mỹ cho rằng đàm phán một loạt hiệp định thương mại song phương có thể mở được cho một tầm nhìn khu vực nào đó nhưng thực chất những thỏa thuận như thế rất khó đạt được. Trong khi đó, việc Mỹ thiếu phương án thay thế khiến những thỏa thuận có tiêu chuẩn thấp hơn như là Hiệp định “Đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) hay những cơ chế do Trung Quốc dẫn dắt như “Một vành đai – Một con đường” (OBOR) trở nên hấp dẫn hơn.
Với một danh sách dài những lập trường chủ chốt mà Mỹ còn chưa xác định thì sự bất an vẫn bao trùm lấy châu Á, rằng không biết bao giờ những mỹ từ của Washington mới trở thành hiện thực.