游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:16:37
Đó là kiến nghị của TS. Nguyễn Văn Trình,Địaphươngmuốngiữvốnsaucổphầnhókqbd cup c1 chau au Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM trong tham luận gửi đến Diễn đàn Kinh tế mùa Thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua.
Theo TS. Nguyễn Văn Trình, hiện nay, Chính phủ quy định các DNNN ở địa phương khi cổ phần hóa đều phải chuyển phần vốn thu hồi do bán cổ phần cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý, mặc dù vốn này trước đây do ngân sách địa phương đầu tư.
"Đây là một vướng mắc trong cơ chế quản lý vốn sau cổ phần hóa DNNN địa phương mà các địa phương đều lấn cấn khi tiến hành cổ phần hóa. Do đó, thời gian qua, nhiều địa phương không mặn mà lắm với việc cổ phần hóa các DNNN do địa phương mình quản lý và đầu tư", TS Trình cho hay.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, hiện tổng vốn chủ sở hữu hiện nay của khu vực DNNN cả nước hơn 1 triệu 100 nghìn tỷ đồng, nhưng trong đó, riêng 32 doanh nghiệp của khối doanh nghiệp trung ương quản lý đã chiếm đến 94% vốn chủ sở hữu, và chiếm đến 95% tổng doanh thu của cả khu vực doanh nghiệp Nhà nước cả nước. Như vậy, vốn nhà nước ở các doanh nghiệp địa phương rất nhỏ. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ nên cho phép phần vốn thu hồi sau cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN địa phương sẽ do địa phương quản lý. Các địa phương nên hình thành nên công ty đầu tư tài chính nhà nước giống như mô hình SCIC ở địa phương.
Hiện nay, TP.HCM đã có Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HIFIC) thực hiện chức năng gần giống như SCIC tại TP.HCM. Đồng thời, HIFIC còn thực hiện chức năng đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp và tài trợ vốn, cho các đơn vị, doanh nghiệp vay vốn ưu đãi phục vụ sự nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố.
Trong Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của ngành Tài chính, đại diện một số tỉnh, thành phố đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét một số trường hợp đặc biệt, giao cho UBND tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu sau cổ phần hóa, không chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn tại các DN đã cổ phần hóa về SCIC như quy định.
Sau đó, trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, theo quy định của Chính phủ, các DN sau khi tiến hành CPH phải chuyển giao quyền chủ sở hữu về SCIC. Đây là một trong những giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu các DNNN, tách bạch quyền quản lý nhà nước ra khỏi quyền chủ sở hữu, đưa về một đầu mối.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và mới đây là Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC đã khoanh vùng lại. Có một số lĩnh vực SCIC không tiếp nhận như các lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn như vệ sinh nước sạch, môi trường, các công ty thủy nông…
"Các DN cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích trên địa bàn, không phải là đối tượng của SCIC. SCIC chỉ tiếp nhận những DN sản xuất kinh doanh thương mại thuần túy hoặc những doanh nghiệp quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ", ông Đặng Quyết Tiến cho hay.
Trên thực tế, thời gian qua SCIC tiếp nhận một số DN gắn liền với cung cấp dịch vụ công ích, an sinh xã hội gắn với địa bàn, nhưng sau đó Chính phủ đã cho phép SCIC bàn giao cho các địa phương quản lý, các địa phương có trách nhiệm tái cơ cấu, sắp xếp để nâng cao hiệu quả nguồn vốn này.
Ông Tiến cho rằng: "Kể cả trong trường hợp các DN này, nếu các thành phần kinh tế khác làm được thì địa phương cũng nên CPH chứ không giữ DN 100% vốn Nhà nước".
Bộ Tài chính đã tham gia ý kiến với các Bộ quản lý ngành trình Chính phủ đã ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của 12/14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; trong đó 6 tháng đầu năm 2014 ban hành Điều lệ cho 4 tập đoàn, tổng công ty (Công nghiệp Cao su, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam, Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước). Về Đề án tái cơ cấu: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án của 20/20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền. Các bộ, địa phương đã phê duyệt 68 đề án của tổng công ty nhà nước trực thuộc. Về phương án cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty nhà nước: 6 tháng đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 12 phương án (Tập đoàn Dệt May Việt Nam và 11 tổng công ty nhà nước), gấp 2 lần so với năm 2013. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接