【soi kèo giải ngoại hạng anh】Tiếp tục hoàn thiện quy định để trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, minh bạch
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng,ếptụchoànthiệnquyđịnhđểtráiphiếudoanhnghiệppháttriểnantoànminhbạsoi kèo giải ngoại hạng anh Bộ Tài chính, khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về sự tăng trưởng “nóng” của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN); đặc biệt là gần đây lại xuất hiện một số doanh nghiệp (DN) huy động lãi suất tới 18%/năm hoặc DN vốn chủ sở hữu nhỏ nhưng huy động một lượng trái phiếu rất lớn.
* PV: Thưa ông, gần đây các báo liên tục phản ảnh về việc các DN có xu hướng tăng huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), thị trường TPDN có dấu hiệu tăng trưởng “nóng”. Theo đó, Bộ Tài chính đã có những giải pháp gì để quản lý thị trường này?
- Ông Nguyễn Hoàng Dương:Thị trường TPDN trong những năm gần đây đã trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các DN, từng bước cho thấy sự dịch chuyển vốn từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu theo đúng định hướng của Chính phủ về phát triển thị trường vốn cân bằng với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực cung ứng vốn cho kênh tín dụng ngân hàng.
|
Thị trường TPDN có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đến cuối tháng 7/2020 ở mức tương đương 11,2% GDP năm 2019. So với một số nước trong khu vực, mặc dù quy mô thị trường TPDN còn ở mức thấp, tuy nhiên sự phát triển nhanh của thị trường TPDN thời gian qua cũng đặt ra một số rủi ro đối với thị trường này.
Các DN, trong đó có DN quy mô nhỏ, DN bất động sản đẩy mạnh huy động vốn trái phiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển dự án. Nếu hoạt động của DN gặp khó khăn, DN sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu gây bất ổn cho thị trường. Nhà đầu tư trái phiếu nếu không phân tích, đánh giá rủi ro, đầu tư trái phiếu chỉ vì lãi suất cao sẽ có rủi ro mất vốn khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Các tổ chức phân phối, bảo lãnh phát hành TPDN (có thể là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán (CTCK)) có rủi ro không thực hiện được các nghĩa vụ, cam kết với nhà đầu tư theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do không đáp ứng được các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Cơ chế chính sách về phát hành TPDN liên tục được hoàn thiện nhằm hỗ trợ các DN huy động vốn, đồng thời tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu rủi ro thị trường. Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế giao dịch trong vòng một năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng; hoàn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết lập chuyên trang thông tin về TPDN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành; khống chế khối lượng phát hành theo phương thức riêng lẻ; quy định khoảng cách giữa các đợt phát hành tối thiểu 6 tháng; chuẩn hóa hồ sơ phát hành; yêu cầu DN công bố thông tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu tạo điều kiện để nhà đầu tư giám sát; tăng cường chế độ công bố thông tin, báo cáo.
Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật DN sửa đổi đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trong đó quy định thống nhất về phát hành TPDN riêng lẻ của các loại hình DN, phân biệt giữa kênh phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Theo đó, TPDN riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng các Nghị định hướng dẫn quy định về phát hành TPDN ra công chúng và phát hành riêng lẻ để thực hiện từ ngày 1/1/2021.
Công tác quản lý giám sát được tăng cường thông qua các đoàn kiểm tra liên bộ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu các đối tượng tham gia thị trường tuân thủ quy định của pháp luật và chấn chỉnh việc phát hành, cung cấp dịch vụ về TPDN. Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tăng cường giám sát liên thông trên thị trường tài chính, đề nghị NHNN tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN của tổ chức tín dụng; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN của CTCK.
Bộ Tài chính thường xuyên thông tin, tuyên truyền về tình hình thị trường TPDN và khung khổ pháp lý để giúp các nhà đầu tư, các đối tượng tham gia thị trường nắm bắt và tuân thủ quy định của pháp luật, phòng ngừa rủi ro trên thị trường; ban hành nhiều thông cáo báo chí để khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường TPDN, cảnh báo nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân phải cân nhắc về các rủi ro khi đầu tư TPDN, thận trọng đối với việc chào mời và cam kết của CTCK, ngân hàng thương mại khi phân phối TPDN.
Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ "sức khoẻ" DN trước khi xuống tiền mua trái phiếu. Ảnh: Duy Dũng. |
* PV:Gần đây, một số báo đưa tin về việc DN bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao (có trường hợp lên đến 18%), hoặc có doanh nghiệp quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ nhưng phát hành trái phiếu với khối lượng lớn. Theo ông, có những rủi ro gì đối với các trường hợp này?
- Ông Nguyễn Hoàng Dương: Theo số liệu công bố thông tin về phát hành TPDN, có một số DN quy mô vốn nhỏ nhưng phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Một số DN bất động sản đẩy mạnh quy mô phát hành và nhằm thu hút nhà đầu tư đã đẩy cao lãi suất phát hành.
Đối với những DN nêu trên, nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường bất động sản diễn biến thuận lợi thì DN có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà đầu tư khi sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, đối với DN quy mô nhỏ khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn do quy mô năng lực tài chính hạn chế sẽ không thể trang trải được khoản nợ lớn đã phát hành.
Đối với DN bất động sản, bên cạnh vay nợ trái phiếu thì các DN này còn vay ngân hàng. Nếu cứ đẩy lãi suất lên cao để huy động trái phiếu với khối lượng lớn, khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn hoặc thị trường bất động sản gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn cho bản thân DN, cũng như tổ chức tín dụng và nhà đầu tư trái phiếu do DN không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
* PV:Vậy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý, giám sát hoạt động của thị trường TPDN - một thị trường có nhiều biến động trong thời gian gần đây thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hoàng Dương:Trong thời gian qua, trước sự tăng trưởng nhanh của thị trường TPDN, Bộ Tài chính thường xuyên tổng hợp tình hình thị trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, phối hợp, chia sẻ thông tin với NHNN, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia trong quản lý giám sát thị trường.
Trước hiện tượng một số DN bất động sản phát hành trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chúng tôi đã cung cấp thông tin để NHNN phối hợp quản lý, giám sát việc cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản. UBCKNN và các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính cũng tăng cường quản lý việc phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan đến phát hành TPDN của các CTCK. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên bộ để kiểm tra tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ, đầu tư, giao dịch TPDN đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
* PV:Được biết, Bộ Tài chính đang trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lý quy định về phát hành TPDN hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật DN mới được Quốc hội thông qua. Xin ông chia sẻ thêm về kế hoạch triển khai các cơ chế chính sách mới này?
- Ông Nguyễn Hoàng Dương:Luật Chứng khoán 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN.
Theo đó, đối với TPDN phát hành ra công chúng sẽ gắn với xếp hạng tín nhiệm, các trường hợp xếp hạng tín nhiệm và lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm theo hướng dẫn của Chính phủ. Đồng thời, quy trình phát hành TPDN ra công chúng cũng được đổi mới tạo điều kiện cho các DN phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn.
Đối với TPDN riêng lẻ, chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được tham gia mua và giao dịch loại trái phiếu này. Dự thảo nghị định quy định việc tổ chức thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) để có đầy đủ thông tin từ khâu phát hành đến khâu giao dịch trái phiếu, đồng thời nâng cao thanh khoản của trái phiếu.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu nhằm thiết lập cơ chế quản lý giám sát đồng bộ trên thị trường TPDN thông qua SGDCK và tại cơ quản quản lý.
Theo kế hoạch, nghị định quy định về phát hành, giao dịch TPDN riêng lẻ và quy định về phát hành trái phiếu ra công chúng tại Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Chứng khoán và Luật DN. Trong quá trình xây dựng các nghị định này, Bộ Tài chính đã tổ chức lấy ý kiến thành viên thị trường, các doanh nghiệp phát hành, các định chế trung gian cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán, và lấy ý kiến rộng rãi công chúng trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cổng thông tin của Bộ Tài chính để tổng hợp hoàn thiện dự thảo nghị định.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Bộ Tài chính lo trúng vietlott nhưng không được trả thưởng vì mua qua mạng
- ·Lãi suất ngân hàng hôm nay 31/8: Tiếp tục giảm, gửi tiền tỷ chỉ cộng thêm 0,1%
- ·Thanh long Việt Nam sắp trở lại Đài Loan
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Vĩnh Phúc chủ động sử dụng ngân sách địa phương phục vụ bơm tiêu úng
- ·Thế lực VinFast vọt lên 160 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 23 thế giới
- ·Lãi suất ngân hàng hôm nay 31/8: Tiếp tục giảm, gửi tiền tỷ chỉ cộng thêm 0,1%
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·7,6 triệu USD triển khai dự án phát triển nông nghiệp Việt Nam
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế
- ·Cơ hội trúng iPhone, Macbook khi mua trà sữa Blendy
- ·Thế lực VinFast vọt lên 160 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ 23 thế giới
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Tư nhân được đầu tư truyền tải, điện tái tạo phải đàm phán giá điện
- ·Giá xăng ngày mai có thể tăng lần thứ 7 liên tiếp
- ·Ngành Tài chính Việt
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Tăng thuế nhập khẩu xăng dầu thêm 2