Có thể nói,ínhtươđội hình atalanta gặp inter milan chuyến công du châu Âu vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump là sự kiện thu hút nhiều sự chú ý nhất. Nhiều nhà quan sát cho rằng chuyến đi này là khởi đầu của sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu. Với việc không tái khẳng định cam kết của Washington đối với NATO, Tổng thống Donald Trump đã thổi bùng những suy đoán rằng liên minh này có thể sắp tan rã. Chuyến viếng thăm cũng làm dấy lên nhiều phản ứng từ các nhà lãnh đạo châu Âu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cái bắt tay kéo dài và căng thẳng không che giấu với người đồng cấp Mỹ trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel gợi ý rằng châu Âu không thể chỉ dựa vào các đồng minh Anglo-Saxon. Tuy nhiên, Chính quyền của Tổng thống Trump không phải là chính quyền Mỹ đầu tiên gây ra những quan ngại về quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương. Một số chính quyền khác tại Washington từng coi nhẹ mối quan hệ đồng minh này, trong đó có chính quyền của Tổng thống Richard Nixon - bộ trưởng tài chính của ông này đã gây sốc cho những người đồng cấp châu Âu khi nói đồng USD là "đồng tiền của chúng tôi, là vấn đề của các ngài".
Tuy nhiên, dư luận không chỉ chú ý tới chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Trump mà còn hướng mắt tới một loạt chuyến thăm khác. Ngày 29/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hạ cánh xuống Berlin trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du 4 nước, gồm cả Tây Ban Nha, Nga và Pháp. Chuyến đi của ông Modi phần nào nhằm mục đích tìm kiếm đầu tư nước ngoài. Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng cho tương lai, Ấn Độ cần nhiều vốn hơn. Thủ tướng Ấn Độ sẽ tìm cách quảng bá đất nước mình như một địa chỉ hấp dẫn cho các công ty và nhà đầu tư phương Tây. Tất nhiên, việc năm ngoái Ấn Độ hủy bỏ 57 hiệp định đầu tư song phương, trong đó có cả những thỏa thuận với EU, với hy vọng đàm phán được những điều khoản tốt hơn, có thể sẽ gây phương hại tới mục tiêu của ông Modi. Tuy nhiên, chuyến công du của ông Modi tới châu Âu không chỉ hoàn toàn dựa trên mậu dịch. Chuyến công du mang một mục tiêu chiến lược. Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng trên toàn khu vực Âu-Á thông qua Sáng kiến "Vành đai và Con đường", một dự án khiến Ấn Độ cũng phải xem xét vị thế và kế hoạch của mình. Rốt cục, những nỗ lực đầu tư hạ tầng cơ sở này sẽ làm sâu sắc quan hệ đối tác của Trung Quốc với Pakistan, đối thủ lâu năm của Ấn Độ. New Delhi đã tỏ ra coi thường Bắc Kinh khi không tham dự Diễn đàn "Vành đai và Con đường" diễn ra ngày 14-15/5 vừa qua và Chính phủ Ấn Độ đang ngày càng quyết đoán trong những nỗ lực đối phó với Trung Quốc. Đơn cử như hồi tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ tuyên bố sẽ hợp tác với Nhật Bản trong một dự án "Vành đai và Con đường" của riêng họ. Chuyến công du của ông Modi tới châu Âu có thể là một nỗ lực của New Delhi nhằm thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn với châu lục này trong bối cảnh Bắc Kinh đang hướng Tây.
Trung Quốc cũng cử một phái đoàn tới châu Âu để tham dự một cuộc họp ba bên tại Brussels trong ngày 1/6. Sự kiện này đã được đẩy sớm so với kế hoạch ban đầu (là vào tháng 7) theo đề nghị của Bắc Kinh nhằm gửi tới Chính quyền Mỹ một thông điệp về lập trường của họ đối với những vấn đề như mậu dịch và môi trường.
Bất luận sự cạnh tranh mới nảy sinh giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Pháp và Đức cho tới nay vẫn nhìn nhận những quốc gia này là nơi đem lại nhiều cơ hội kinh tế cho họ, đặc biệt là Trung Quốc. Song nếu EU xúc tiến một hiệp định mậu dịch tự do với Ấn Độ, điều này có thể tình cờ đẩy khối này vào thế phải lựa chọn đứng về phía nào. EU hiện chưa thảo luận thỏa thuận tương tự với Trung Quốc. Tuy nhiên, xét vào những lợi ích mà châu Âu có thể thu được từ Sáng kiến "Vành đai và Con đường", có lẽ châu lục này sẽ tiếp tục cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Bắc Kinh và New Delhi. Rõ ràng, châu Âu đang có những toan tính của riêng mình nhằm giữ vững vị thế của mình.