【lịch thi đấu bóng đá napoli】Quản lý chặt chẽ chuyển giá để chống tránh thuế, thất thu ngân sách
Thời gian qua,ảnlýchặtchẽchuyểngiáđểchốngtránhthuếthấtthungânsálịch thi đấu bóng đá napoli chúng ta đã ban hành khung pháp lý về chống chuyển giá qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, từ các nghị định cho đến luật và luôn kịp thời cập nhật, bổ sung các công cụ cho phù hợp với thực tế và bối cảnh quốc tế nhằm ngăn ngừa việc chuyển lợi nhuận, xói mòn cơ sở tính thuế gây thất thu ngân sách nhà nước (NSNN). Qua thanh tra chuyển giá, hàng năm, ngành Thuế đã thu về NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế từ các doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết.
PV: Chuyển giá để tránh thuế xưa nay vẫn là chủ đề “nóng” và thách thức lớn đối với mọi quốc gia. Ông nhìn nhận và đánh giá như thế nào về vấn đề này tại Việt Nam hiện nay?
- Ông Phạm Ngọc Lai:Vấn đề chuyển giá nhằm mục tiêu tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng tăng cùng với quy mô phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Để tối đa hoá lợi nhuận, các tập đoàn đa quốc gia ngày càng có nhiều biện pháp đối phó, dàn xếp để tránh thuế, đặc biệt là việc gia tăng các hoạt động chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế, thành lập các công ty vỏ bọc, công ty không có hoạt động thực chất tại các nơi này để che giấu nguồn thu nhập, sử dụng các công cụ tránh né thuế tinh vi, phức tạp nhằm tối thiểu thu nhập phải nộp thuế trên toàn cầu, dẫn tới nguy cơ suy giảm NSNN.
Ông Phạm Ngọc Lai |
Qua thực tế công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua cho thấy, hiện tượng lạm dụng chính sách chuyển giá trong các giao dịch nội bộ tập đoàn, giao dịch giữa các bên liên kết để tránh nộp thuế thu nhập DN (TNDN) tại Việt Nam cũng tương đối phổ biến, không chỉ trong các DN FDI là các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới mà cả tại các tập đoàn, DN tại Việt Nam có mạng lưới các công ty con đặt tại các khu vực được ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN với diễn biến phức tạp, phổ biến và có xu hướng tăng mạnh.
Càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam càng phải đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề chuyển giá. Có thể thấy các hình thức chuyển giá được áp dụng trên thế giới thì đều đã xuất hiện tại Việt Nam, ví như chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư; chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình; chuyển giá thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hoá; chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ; chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc chi trả các khoản chi phí liên quan đến các giao dịch tài chính; chuyển giá thông qua tái cấu trúc hoạt động tập đoàn…
Đáng chú ý, cho đến nay, qua thanh tra kiểm tra đã phát hiện tình trạng một số tập đoàn kinh tế trong nước và liên doanh đã lợi dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN theo ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư, thành lập một số công ty con hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau để chuyển lợi nhuận trước thuế từ nơi không được ưu đãi thuế sang nơi được ưu đãi thuế, chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua chuyển giao sản phẩm không theo nguyên tắc giao dịch độc lập.
PV: Thưa ông, những dấu hiệu của chuyển giá, tránh thuế thì dễ nhận biết, tuy nhiên để đưa ra kết luận mang tính chất pháp lý lại không đơn giản. Vậy ngành Thuế xử lý như thế nào để quản lý hiệu quả các hành vi chuyển giá, tránh thất thu cho NSNN?
- Ông Phạm Ngọc Lai:Bản chất của chuyển giá là việc các tập đoàn đa quốc gia, các DN liên kết lợi dụng sự khác biệt về chính sách thuế giữa các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ để xây dựng chính sách giá trong các giao dịch nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường khách quan (được hình thành thông qua việc định giá giữa các bên độc lập, không có mối quan hệ liên kết). Các giao dịch này được thực hiện khép kín giữa các công ty trong cùng tập đoàn hoặc giữa các công ty liên kết. Để xác định DN có hành vi chuyển giá hay không, cần phải có thông tin dữ liệu về các đối tượng so sánh tương đồng.
Trên thực tế, công việc này vô cùng khó khăn và phức tạp bởi nhiều nguyên nhân như: thông tin dữ liệu so sánh sẵn có thường rất hạn chế đặc biệt là với các hình thức sắp xếp ngày càng tinh vi, các giao dịch được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia, các bên liên kết thường rất khác biệt với các giao dịch thực hiện giữa các bên không có mối quan hệ liên kết, dẫn đến khó tìm kiếm được đối tượng so sánh tương đồng.
Trên thế giới và tại Việt Nam, công tác đấu tranh với thực trạng tránh, né, trốn thuế thông qua chính sách chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia đã, đang và sẽ là ưu tiên của các cơ quan thuế.
Để ngăn chặn hiệu quả các hành vi sắp đặt, lợi dụng chuyển giá tránh thuế nêu trên của các tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên kết, cơ quan thuế Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như liên tục cập nhật, bổ sung, sửa đổi nội luật về quản lý thuế đối với các DN liên kết, tăng cường đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, đẩy mạnh các giải pháp xây dựng, củng cố cơ sở dữ liệu quản lý thuế, tăng cường hợp tác quốc tế về thuế, đẩy mạnh công tác thanh tra đối với các DN có nghi vấn chuyển giá để kịp thời xử lý, răn đe các DN có hành vi vi phạm.
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, khung pháp lý cho công tác quản lý thuế đối với DN liên kết đã được nâng lên tầm cao mới, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong công tác chống chuyển giá, chống chuyển lợi nhuận, tránh thuế đối với các công ty liên kết.
PV: Vậy cho đến nay, ngành Thuế đã đạt được kết quả nổi bật gì trong hoạt động quản lý chuyển giá, thưa ông?
- Ông Phạm Ngọc Lai:Trong những năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được ngành Thuế chú trọng, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá đã được triển khai tích cực theo lộ trình và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2015 – 2017, toàn ngành Thuế đã tiến hành thanh kiểm tra được 1.181 đơn vị, tổng truy thu, truy hoàn, phạt 3.330,6 tỷ đồng; giảm lỗ 16.807,42 tỷ đồng; giảm khấu trừ 77,21 tỷ đồng; tăng thu nhập chịu thuế 8.489,65 tỷ đồng; trong đó truy thu điều chỉnh chuyển giá 993,12 tỷ đồng; giảm lỗ 14.540,18 tỷ đồng; tăng thu nhập chịu thuế 8.044,33 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm đến tháng 10/2018, toàn ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 437 DN có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 1.407,90 tỷ đồng; giảm lỗ 4.211,21tỷ đồng; giảm khấu trừ 34,17 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 6.448,75 tỷ đồng. Trong đó thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết đã truy thu 578,48 tỷ đồng, giảm lỗ 2.909,46 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 6.073,93 tỷ đồng.
Quản lý hoạt động chuyển giá của DN còn gặp nhiều khó khăn, do đó rất cần sự vào cuộc đồng bộ và tích cực của tất cả các bộ, ngành, địa phương, nhất là hệ thống ngân hàng và cơ quan thẩm định dự án…để thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, tránh thất thu cho NSNN.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện một số giải pháp để chống chuyển giá qua việc đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ; nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về đầu tư (thẩm định chi phí đầu tư, cần có quy định cụ thể về thẩm định giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu trước khi phê duyệt dự án), tăng cường công tác thẩm định, thanh kiểm tra, giám định chất lượng, giá trị máy móc, thiết bị công nghệ được sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư…
PV: Xin cảm ơn ông!
Tố Uyên (thực hiện)
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/193d799594.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。