Năm 2017,ềukếtquảtrongtiếpcngdngiảiquyếtkhiếunạkết quả bóng đá phap công tác đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục được các ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo tỉnh vừa qua, phóng viên Báo Hậu Giang đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu đối với công tác này.
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Trần Văn Trợ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh:
- Hậu Giang là một tỉnh thuần nông với tỷ lệ nông dân chiếm đến 72,8% tổng số hộ, điểm xuất phát của nền kinh tế tỉnh cũng đi lên chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những thành tựu thời gian qua thì tỉnh cũng còn đối mặt với những thách thức, nhất là tình hình phát sinh tranh chấp trong nội bộ nông dân, khiếu nại khi Nhà nước thực hiện các chính sách về đất đai, giải tỏa, thu hồi đất tại các dự án…
Năm qua, với chức năng của mình, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với ngành tư pháp tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho hơn 12.000 lượt hội viên, tiếp nhận 446 đơn khiếu nại, đưa ra hòa giải thành 374 trường hợp, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền 57 đơn. Với vai trò thành viên đoàn công tác liên ngành tỉnh, hội cũng đã tham gia gần 32 cuộc đối thoại, giải quyết khiếu nại, tích cực đề xuất quan điểm, ý kiến nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên và người dân tại các buổi đối thoại, giải quyết khiếu nại…
Thời gian tới, nhằm nâng chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh, Hội Nông dân tỉnh kiến nghị các ngành, địa phương khi triển khai thực hiện các văn bản, quyết định quy hoạch, giải tỏa, thu hồi đất tại các dự án, nên mời đầy đủ thành phần có liên quan, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội để tạo sự đồng thuận, có ý kiến phản biện… Đối với các ngành chuyên môn khi thực hiện kiểm kê, áp giá, bồi hoàn cần thực hiện một cách công khai, minh bạch, thống nhất giữa các bên liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu các chính sách về giá đất, chính sách bồi thường còn bất cập để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Ông Nguyễn Trung Chánh, Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh:
- Năm qua, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan nhằm tiếp nhận các phản ánh, yêu cầu, kiến nghị để từ đó góp ý với đoàn công tác liên ngành giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của người dân ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong một số vụ việc cụ thể, lãnh đạo ban cũng đã trực tiếp làm việc với địa phương về bức xúc của cử tri theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch HĐND tỉnh nhằm giải quyết sớm, kịp thời cho người dân. Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017, Ban Pháp chế nhận thấy rằng, tình hình khiếu nại tăng so thời gian trước, chủ yếu là các khiếu nại về đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Do đó, để bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như thực thi pháp luật tốt hơn, Ban Pháp chế kiến nghị các cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trên từng lĩnh vực cần sớm xem xét, phân loại các vụ việc cụ thể, nắm rõ nguyên nhân để cung cấp kịp thời thông tin trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời chỉ đạo các ngành thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã được đoàn liên ngành kết luận nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và thực thi pháp luật một cách nghiêm minh.
Ông Tăng Minh Thêm, Phó ban Tiếp công dân tỉnh:
- Năm 2017, các sở, ngành, địa phương đã phối hợp, hỗ trợ tốt đối với Ban Tiếp công dân trong công tác đối thoại, giải quyết khiếu nại, qua đó giúp ban làm tham mưu cho UBND tỉnh đạt hiệu quả cao. Điều này thể hiện qua việc tỷ lệ người dân khiếu nại sai trong năm 2017 chiếm 80,4%, đồng nghĩa với tỷ lệ giải quyết đúng của các cơ quan chức năng cũng đạt cao. Đồng thời, tỷ lệ khiếu kiện tại tòa cũng giảm so năm trước, trong số 23 vụ việc được tòa án đưa ra xét xử, chỉ có 3 trường hợp phải hủy, sửa các quyết định của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, Ban Tiếp công dân tỉnh cũng đã mạnh dạn phối hợp với Thanh tra tỉnh đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh rút ngắn quy trình giải quyết khiếu nại của công dân, cụ thể 6 tháng cuối năm đã khắc phục số lượng hồ sơ tồn đọng tại các sở, ngành; rút ngắn thời gian giải quyết mỗi vụ việc từ 15 đến 20 ngày.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết một số vụ việc do việc tham mưu chưa chặt chẽ nên phải tiến hành xác minh lại; trong quá trình thẩm định, trình ký văn bản vẫn còn xảy ra một số sai sót. Thời gian tới, để khắc phục những hạn chế trên, Ban Tiếp công dân tỉnh kiến nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp có hiệu quả với Ban Tiếp công dân nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, nâng cao chất lượng thẩm tra, xác minh và chất lượng văn bản trình ký, đồng thời hạn chế các hồ sơ quá hạn luật định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Năm 2018, UBND tỉnh đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền cần thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đất đai… Các cơ quan chuyên môn trong quá trình kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo kịp thời, khách quan, phản ánh đúng bản chất vụ việc… Đối với công tác kiểm đếm, đo đạc, áp giá bồi thường khi thu hồi đất phải đảm bảo chính xác, công khai, dân chủ và kịp thời giải đáp các thắc mắc của người dân; từng thành viên đoàn công tác liên ngành cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để giúp UBND tỉnh xem xét giải quyết các vụ việc khách quan, chính xác, đúng chủ trương và quy định pháp luật. |
ĐÌNH BẢO ghi nhận