【đội hình lecce gặp fiorentina】Cải thiện y tế cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc

时间:2025-01-10 21:44:26 来源:88Point

Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở,ảithiệnytếcộngđồngởvngđồngbodntộđội hình lecce gặp fiorentina nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, luôn là nhiệm vụ được Nhà nước và ngành chức năng đặc biệt quan tâm.

Người dân kiểm tra các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi đẻ trứng.

Xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, là địa phương có khoảng 25% dân số là đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống. Do đa phần bà con Khmer sống bằng nghề nông lại ít đất nên đời sống kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, nhờ sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp ủy đảng, chính quyền, bằng các chương trình như: hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; đầu tư vốn, giống khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả; xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, đặc biệt là các chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu… nên đời sống người dân đã có nhiều khởi sắc. Đời sống phát triển kéo theo sự tiến bộ trong nhận thức, người dân đã quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cô Trần Thị Tài, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết: “Để phòng bệnh sốt xuất huyết, tôi thường đậy kín các dụng cụ chứa nước nhằm tránh muỗi đẻ trứng. Đồng thời, còn dùng thêm nhang hoặc thuốc thoa để diệt muỗi. Do gia đình có trẻ nhỏ, nên tôi luôn chủ động trong việc phòng bệnh tay - chân - miệng bằng cách cho các cháu rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”.

Gia đình cô Tài là một trong nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer có nhận thức đúng về vấn đề phòng, chống dịch bệnh. Để nhận thức người dân được nâng lên, đòi hỏi địa phương phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động một cách có hiệu quả. Chú Trịnh Văn Tùng, cộng tác viên ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Do kiêm nhiệm nhiều vai trò từ tổ y tế, cộng tác viên đến trưởng ấp nên tôi luôn tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm trong đồng bào dân tộc Khmer. Vì vậy, khi truyền thông, bà con sẽ lắng nghe và nghiêm túc thực hiện”. Điển hình là từ đầu năm đến nay, trên địa bàn ấp không xảy ra trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay - chân - miệng nào.

Tuy nhiên, để bà con đồng bào dân tộc Khmer tiếp cận với truyền thông một cách đầy đủ, chính xác và có hiệu quả thì không phải là điều đơn giản. Các cán bộ y tế hay mạng lưới cộng tác viên phải am hiểu phong tục, tập quán, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Đồng thời, phải sử dụng ngôn ngữ của địa phương để người dân dễ nhớ và dễ hiểu. Cô Thị Đồng, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tâm sự: “Tôi tham gia vào Hội Phụ nữ ấp và được địa phương tuyên truyền nên hiểu rõ những kiến thức phòng chống bệnh. Cháu nhỏ khi có biểu hiện quấy khóc, tôi liền đưa ngay đến trạm để điều trị kịp thời. Các cán bộ tại trạm rất tận tình và vui vẻ. Con tôi trước đây vài ba bữa là lại bệnh một lần, còn bây giờ cháu tôi đã 3 tuổi nhưng ít khi bị bệnh”.

Hiện tại, công tác truyền thông cho người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer có nhiều thuận lợi hơn so với trước, do trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế gia đình, người dân phải đi làm ăn xa nên không quan tâm nhiều đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Ông Phan Thế Song, cán bộ dân số, Trạm Y tế xã Xà Phiên, cho biết: “Cán bộ y tế tại trạm thường kết hợp với mạng lưới cộng tác viên, Tổ y tế, Hội Phụ nữ ấp và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương thực hiện tuyên truyền trong nhân dân. Từ đó, nâng cao kiến thức về phòng, chống dịch bệnh và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe cho người dân. Nhân viên y tế tại trạm luôn cư xử vui vẻ, niềm nở, dùng ánh mắt, nụ cười và sự gần gũi của bản thân để tạo nên sự gắn kết giữa cán bộ và nhân dân”.

Hiện tại, công tác tiêm chủng mở rộng tại địa phương luôn được thực hiện tốt, người dân tự đưa con em mình đến trạm để tiêm ngừa theo đúng lịch quy định. Các chiến dịch truyền thông tại hộ gia đình nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ từ phía người dân. Ông Trần Phong Nhã, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Long Mỹ, cho biết: “Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Vì vậy, sẽ có sự ưu tiên về nguồn nhân lực và các chương trình y tế quốc gia cho địa phương. Với mục tiêu cuối cùng là nâng cao nhận thức cho người dân và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc ngày càng hiệu quả”.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

推荐内容