【kq brazil serie b】Cận kề 60, vẫn miệt mài góp sức vì mục tiêu dân số

Ở cái tuổi 57,ậnkềvẫnmiệtmigpsứcvmụctiudnsốkq brazil serie b bà Nguyễn Thị Bích Phượng, cộng tác viên dân số, khu vực 2, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, vẫn miệt mài góp sức vì mục tiêu nâng cao chất lượng dân số tại địa phương.

Bà tâm sự, niềm vui của mình là được gắn bó với công tác dân số.

Chiều muộn, ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Thảo, ở khu vực 2, phường Ngã Bảy, khá rộn ràng khi có bà Phượng đến thăm. Tưởng chừng, những người phụ nữ thuộc hai thế hệ sẽ khó chia sẻ với nhau, nhưng họ thì khác, nói chuyện rôm rả, vui tươi về cách chăm sóc con, các biện pháp tránh thai phù hợp… Chị Thảo bộc bạch: “Tôi đã có hai cháu và quyết định không sinh thêm. Do công việc bận rộn, tôi thường quên thời gian đưa các con đi tiêm ngừa, may mắn là có cô Phượng hay lui tới nhắc nhở. Còn trẻ, kinh nghiệm chăm con của tôi hạn chế, nên thường chia sẻ với cô để được nghe lời tư vấn hợp lý. Tôi quý cô Phượng lắm!”.

Nhờ được tư vấn, tuyên truyền sâu rộng, chị Thảo hiểu hơn về lợi ích của việc sàng lọc sơ sinh và trước sinh nên quyết định thực hiện cho cả hai con. Với gia đình chị Thảo, việc sàng lọc sơ sinh, trước sinh là thực sự cần thiết, giúp phát hiện bệnh kịp thời, hạn chế tối đa những nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Rời nhà chị Thảo, bà Phượng đến thăm gia đình cô Đặng Thị Ánh Phụng, ngụ cùng khu vực, để hỏi thăm sức khỏe sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai. Cười tươi rói và đón tiếp niềm nở khi bà Phượng đến, cô Phụng bộc bạch: “Được cô Phượng tư vấn, nên tôi lựa chọn đặt vòng tránh thai để kế hoạch hóa gia đình. Nhờ cô Phượng cho hay đến thời gian thay vòng mới, chứ bản thân tôi cũng không nhớ rõ. Cô Phượng rất nhiệt tình trong công việc và giúp đỡ chị em phụ nữ khi cần”.

Đây là hai trong hàng trăm trường hợp phụ nữ thuộc độ tuổi sinh đẻ ở khu vực 2, được bà Phượng tư vấn, tuyên truyền cụ thể về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Từ người thợ may lành nghề, giờ đây, bà trở thành một cộng tác viên dân số chuyên nghiệp, nhận được lòng yêu mến và sự tin tưởng của mọi người.

 Lập gia đình từ thuở mười tám, đôi mươi, bà Phượng thấu hiểu nỗi khó nhọc khi chăm sóc con nhỏ, lại cáng đáng công việc gia đình. Do đó, mong muốn của bà là giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức cần thiết để tự chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân cũng như nuôi dạy con tốt. Năm 2009, khi hai con gái đã khôn lớn và yên bề gia thất, bà Phượng bắt đầu tham gia làm cộng tác viên dân số. Dù chặng đường đầu tiên với những bước đi đầy khó khăn, nhưng bà Phượng luôn vững lòng bởi bên cạnh có “người đầu ắp tay gối” hết lòng ủng hộ.

Ông Trần Thanh Hải, chồng bà Phượng, chia sẻ: “Vợ mình vất vả nhiều rồi, bây giờ là lúc được sống với niềm đam mê. Tôi nghĩ, khi mình ủng hộ còn giúp tạo thêm động lực để vợ vững tin, làm việc tốt hơn. Miễn vợ thấy vui, hạnh phúc, với tôi bấy nhiêu là đủ”. Điều này được minh chứng khi ông Hải luôn nhiệt tình đưa, rước các người dân trong khu vực không có phương tiện đi lại đến thực hiện biện pháp tránh thai, hay khám sức khỏe mỗi khi cần. Đặc biệt, hơn 2 năm qua, ông Hải cũng đã trở thành một cộng tác viên dân số ở khu vực 2 và bên cạnh giúp đỡ bà Phượng những lúc khó khăn.

Tuy nhiên, đảm trách nhiệm vụ cộng tác viên dân số chưa bao giờ là dễ dàng, được nhiều người ví von vui như làm dâu trăm họ. Bà Phượng phải tiếp xúc với hầu hết người dân khu vực, quản lý chặt chẽ nhằm tư vấn nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp cho từng gia đình, hay các dịch vụ xã hội hóa trong chiến dịch dân số, khám sức khỏe người cao tuổi, vận động tham gia bảo hiểm y tế… Bà Phượng tâm sự: “Mới đầu làm công tác dân số tôi gặp khó đủ trăm bề, bởi người dân chưa hiểu, không tin và chẳng chịu chia sẻ, đôi khi còn dùng nhiều lời lẽ nặng nề. Có lúc tôi thấy không đủ lòng kiên nhẫn để làm công tác này, nhưng rồi nghĩ lại trách nhiệm, mình phải cố gắng vì mục tiêu chung là giúp nâng cao chất lượng dân số. Dần dần, họ hiểu và tin tưởng tôi, bây giờ thì mọi việc đã ổn, người dân cởi mở, dễ dàng chia sẻ thông tin, tôi mừng lắm”.

Ở khu vực 2 này, hỏi đến ai tên họ gì, nhà ở đâu, bà Phượng đều biết rõ. Theo bà Phượng, quản lý chặt đối tượng là giải pháp tốt nhất và mang lại hiệu quả cao cho việc tư vấn, tuyên truyền trong cộng đồng. Đối với những trường hợp gia đình đi làm không có ở nhà, bà Phượng thường đến vào thứ bảy, chủ nhật hoặc chiều tối nhằm tránh trường hợp bỏ sót đối tượng.

Ngoài chịu trách nhiệm chính các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình tại khu vực, bà Phượng còn năng nổ tham gia nhiều hoạt động khác của chi hội phụ nữ, công tác y tế… nhờ đó nâng cao thêm hiệu quả tuyên truyền. Gần chạm ngưỡng sườn dốc bên kia của cuộc đời, nhưng bà Phượng vẫn từng ngày miệt mài, gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Bà xem đó như một cái nghề, đi kèm chữ duyên, dù thù lao cho cộng tác viên dân số chẳng đáng là bao.

Đối với những người làm công tác dân số như bà Phượng, dù còn nhiều vất vả, gian lao trước mắt nhưng họ vẫn vững tin, nỗ lực vượt qua khó khăn. Bản thân mỗi người luôn mong muốn từng ngày góp sức cho sự phát triển chung vì mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Bà Phượng được nhận 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện Chiến dịch Truyền thông Dân số, Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình năm 2011; thành tích xuất sắc trong thực hiện Chiến dịch Truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình và Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Hậu Giang năm 2018; được trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân số” năm 2018…

 

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

Thể thao
上一篇:Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
下一篇:Của nhà cũng trộm