当前位置:首页 > La liga > 【tỷ số psv】Ai đã sẵn sàng cho AEC?

【tỷ số psv】Ai đã sẵn sàng cho AEC?

2025-01-10 09:41:15 [Thể thao] 来源:88Point

ai da san sang cho aec

Hội nhập AEC sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội về thị trường hơn, giúp công dân Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt với những người có tay nghề, chuyên môn cao.

Sẵn sàng về lượng

Năm năm trước lộ trình ra đời của AEC, từ năm 2010, Chính phủ Philippines đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự quan tâm và am hiểu của các doanh nghiệp đối với AEC. Các nhà lãnh đạo Philippines khá lo lắng, khi tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 15%. Lập tức, một chiến dịch “phủ sóng thông tin” về AEC được tiến hành.

Chỉ trong năm 2013, 140 hội thảo với chủ đề “Làm ăn trong khu vực tự do mậu dịch” đã diễn ra, với gần 13.000 doanh nghiệp tham dự. 15 hội nghị quy mô lớn khác cũng được tổ chức riêng cho từng ngành, gồm đồ nhựa, đồ điện gia dụng, thực phẩm, thiết kế nội thất, hoặc các ngành dịch vụ như giáo dục, du lịch, bảo hiểm... Hơn 23 chương trình huấn luyện dài hạn cũng được tiến hành để hỗ trợ doanh nghiệp

Ông Gregory L. Domingo, Bộ trưởng Công Thương Philippines, cho biết hiện nay hầu hết doanh nghiệp trong nước đều biết và ít nhiều chuẩn bị cho AEC. Chính phủ cũng chủ động ngồi với các doanh nghiệp dẫn đầu các ngành để xem xét kế hoạch phát triển dài hạn nhằm xác định các khoảng trống trong quản trị, nhân lực và chất lượng sản phẩm để nâng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập (1).

Sau năm năm chuẩn bị của Philippines cùng chín quốc gia khác trong khối, AEC - một trụ cột trong Cộng đồng ASEAN, sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ 31-12 tới, theo thông báo của các nhà lãnh đạo ASEAN tại một buổi lễ được tổ chức long trọng ở Kuala Lumpur, Malaysia hồi đầu tuần này.

ASEAN sẽ có một thị trường chung hơn 600 triệu dân với tổng GDP hàng năm khoảng hơn 2.600 tỉ đô la Mỹ. Trong thị trường 10 quốc gia này, năm yếu tố được lưu chuyển tự do, gồm: hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động. Thuế suất của gần như tất cả mặt hàng sẽ được cắt giảm dần về 0%.

Sự kết nối thành một “thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” mới là mục tiêu chính của AEC và đây là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp cần nhắm đến.

Thông tin về AEC đến với người dân Việt Nam chỉ hơn một tháng sau khi các nước thành viên TPP thông báo kết thúc đàm phán việc thành lập một hiệp định mậu dịch tự do gồm 12 quốc gia, với 800 triệu dân.

Cả hai sự kiện này đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế đất nước. Nhưng trong khi doanh nghiệp và người dân có vẻ như hồ hởi với TPP thì những thông tin sát sườn hơn, liên quan tới AEC lại được đón nhận khá... trầm lắng.

Tại một hội thảo gần đây về những cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập AEC, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng: “Nếu nhìn vào quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam trong AEC, có thể thấy mức độ sẵn sàng hội nhập của Chính phủ là khá cao”.

Ông Sơn dẫn chứng, trong biểu đánh giá lộ trình thực hiện AEC, Việt Nam đạt 84,5% so với mức chung của ASEAN là 78,1%, nằm trong nhóm ba nước hoàn thành tốt nhất, sau Singapore và Thái Lan. Đối với các biện pháp ưu tiên mà các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đề ra tới hết năm 2013, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ cao nhất, đạt 90%, so với mức chung ASEAN là 81,7%.

Tuy nhiên, TS. Sơn lưu ý, biểu chấm điểm này chỉ thể hiện số lượng các biện pháp mà các quốc gia đã thực hiện theo cam kết, chưa thể hiện được hiệu lực thực thi cũng như mức độ hiệu quả của biện pháp đó. Nghĩa là độ sẵn sàng của Chính phủ về “số lượng” là có, nhưng về “chất lượng” thì chưa rõ.

Nhưng ít nhất, Chính phủ cũng đã có thái độ hội nhập tích cực. Còn doanh nghiệp thì sao?

Thờ ơ và thụ động

Tại buổi đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức đầu năm nay về AEC, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội Lê Đức Sơn công bố một khảo sát của hội cho thấy, có đến 80% số doanh nghiệp được hỏi tỏ ra “rất thờ ơ, không hề quan tâm” đến hội nhập.

“Hầu hết chúng tôi rất thụ động, không hề biết gì đang chờ đợi mình phía trước khi hội nhập đã đến rất gần”, ông Lê Đức Sơn thừa nhận. “Tôi lo là khi thực thi cam kết AEC, các doanh nghiệp của ASEAN sẽ gây tổn thương cho doanh nghiệp trong nước”.

Còn TS. Nguyễn Hồng Sơn trích dẫn số liệu do trường Đại học Kinh tế thực hiện, cho thấy hơn 80% doanh nghiệp được điều tra không biết về AEC Scorecard (biểu đánh giá lộ trình thực hiện AEC). “Tỷ lệ này ở TPHCM là 90% và Hà Nội là gần 78%”, ông nói.

Với những nhận thức hạn chế như vậy, làm sao các doanh nghiệp có thể tận dụng được những ưu đãi và cơ hội mà AEC mang lại (về thuế quan, về thủ tục hải quan, sự công nhận lẫn nhau đối với một số ngành, các ngành được ưu tiên trong ASEAN...).

“Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhìn nhận AEC như cơ hội tiếp cận thị trường, gia tăng xuất khẩu, mà lợi ích này trong AEC là tương đối hạn chế”, ông Nguyễn Hồng Sơn nói.

Nhưng mục tiêu của AEC không chỉ là tiếp cận thị trường riêng lẻ. Sự kết nối thành một “thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” mới là mục tiêu chính của AEC và đây là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp cần nhắm đến.

Chẳng hạn, hội nhập AEC sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội về thị trường hơn, chi phí lưu chuyển các loại hàng hóa, cả ở dạng nguyên liệu, chi phí trung gian cho tới thành phẩm sẽ hạ thấp hơn. AEC cũng giúp các công dân Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt với những người có tay nghề, chuyên môn cao. Các nước cũng sẽ đón nhận làn sóng đầu tư và hợp tác từ các nền kinh tế lớn, phát triển bên ngoài khối.

“Việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ”, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhận định.

TS. Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, sự thiếu quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam đối với AEC không hoàn toàn do họ, mà nguyên nhân gốc rễ là cách thức tuyên truyền, cơ chế phối hợp xử lý thông tin về hội nhập trong AEC còn chưa phù hợp. Ông nhận xét, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những hoạt động tuyên truyền về hội nhập nói chung, AEC nói riêng nhưng chủ yếu ở tầm vĩ mô và chưa thật hiệu quả. “Các doanh nghiệp Việt Nam có mức độ sẵn sàng cho hội nhập AEC thấp”, ông nói.

Theo kinh nghiệm của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan từ nhiều bài học của những lần hội nhập sâu rộng trong 20 năm gần đây, càng chuẩn bị tốt bao nhiêu, thì quá trình hội nhập sẽ mang lại nhiều cơ hội thành công bấy nhiêu.

Nói như Tổng thống Indonesia Joko Widodo (sau khi tuyên bố thành lập AEC): “Đừng mong đợi một cái gì đó mà không cần cố gắng. Tất cả đều phải nỗ lực”.(2)

Ông Jokowi cho biết ông đã ra lệnh cho các bộ trưởng xác định những sản phẩm nào của Indonesia có tính cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và đưa các sản phẩm đó ra “tiền tuyến”. “Chúng ta phải thông minh khi tìm cơ hội. Không thể ngồi chờ sung rụng”, ông nhấn mạnh.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读