您的当前位置:首页 > World Cup > 【trận đấu cremonese】Việt Nam muốn Ngân hàng Thế giới tư vấn giải pháp xử lý nợ xấu 正文
时间:2025-01-10 21:52:16 来源:网络整理 编辑:World Cup
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ng&ac trận đấu cremonese
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp bà Victoria Kwakwa,ệtNammuốnNgnhngThếgiớitưvấngiảiphpxửlnợxấtrận đấu cremonese Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Chiều 2/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Victoria Kwa Kwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chúc mừng bà Victoria Kwa Kwa được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao những cống hiến của bà với vai trò là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, đồng thời bày tỏ tin tưởng trong cương vị mới, với những hiểu biết về Việt Nam, bà Victoria Kwa Kwa sẽ tiếp tục yêu mến Việt Nam, có những đóng góp quan trọng để duy trì và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và trân trọng những hỗ trợ quý báu của Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam trong thời gian qua, đã góp phần giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận về phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay.
Thông báo một số nội dung chính về tình hình phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, những thách thức đối với Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng trong chủ trương hội nhập, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho Việt Nam. Do vậy Việt Nam mong muốn Ngân hàng Thế giới hỗ trợ để Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định này, nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng đầu, xuyên suốt và nhất quán của Chính phủ Việt Nam. Nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam tuy đã được củng cố nhưng còn yếu.
Năm 2016 và cả chu kỳ 5 năm tới, Việt Nam thực hiện tổ hợp chính sách về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chính sách tài khóa, để củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng theo hướng bền vững.
Một trong những khó khăn hiện nay của Việt Nam là các cân đối về ngân sách, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu cao, xử lý nợ xấu chưa thực chất, do đó bước đi nào của Việt Nam cũng đều phải tính toán kỹ lưỡng. Việt Nam mong nhận được gợi ý của các đối tác phát triển, trong đó có Ngân hàng Thế giới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, một trong những chuẩn bị mà Chính phủ đang giao Bộ Tài chính thực hiện là cơ cấu lại thu chi ngân sách, đảm bảo nợ công.
Trong điều kiện thuế quan bị cắt giảm rất nhiều khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, giá dầu giảm sâu, Việt Nam phải tính toán cơ cấu lại thu ngân sách trong đó các chính sách về thuế là rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề thuế tài sản.
Với những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phó Thủ tướng mong muốn Ngân hàng Thế giới đưa ra những đánh giá, quan điểm, những gợi ý kinh nghiệm, không chỉ về quản lý thuế mà cả vấn đề về kỹ thuật.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng hiện ở Việt Nam nhiều khoản chi tiêu còn lãng phí, phân bổ từ ngân sách còn bất cập, Việt Nam cần Ngân hàng Thế giới hỗ trợ trong đánh giá định hướng chi tiêu công, nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, từ đó kiểm soát vấn đề bội chi, đưa ra kịch bản trả nợ.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đang tìm giải pháp đẩy nhanh xử lý nợ xấu, tiếp tục tái cơ cấu các các tổ chức tín dụng, xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém. Đây là bài toán khó và Việt Nam mong muốn Ngân hàng Thế giới tư vấn.
Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam phát triển nhanh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, xây dựng cơ chế để có thể huy động được nguồn lực của xã hội.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn Ngân hàng Thế giới phát huy vai trò điều phối và hỗ trợ Việt Nam để đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu, trợ giúp Việt Nam trong giai đoạn tốt nghiệp IDA (dự kiến vào năm 2017) có lộ trình thuận lợi nhất, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ bền vững của ngân sách.
Chính phủ Việt Nam đã giao cho các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách và kế hoạch đầu tư công trung hạn, tháng 10/2016 sẽ trình Quốc hội xem xét, trên cơ sở đó sẽ xây dựng kế hoạch vay và trả nợ. Việt Nam mong muốn Ngân hàng Thế giới giúp cho Việt Nam trong quá trình xây dựng kế hoạch này.
Chúc mừng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được bầu vào Bộ Chính trị, đảm nhận vị trí Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề kinh tế vĩ mô, bà Victoria Kwa Kwa cam kết tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Bà khuyến nghị, thời gian tới, vấn đề quan trọng là phải đảm bảo kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách theo cơ chế thị trường nhiều hơn, kể cả chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Thế giới sẵn sàng đồng hành, hợp tác với các cơ quan liên quan của Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan tới chính sách tài khóa và tiền tệ.
Bà cũng lưu ý, Việt Nam cần sáng tạo nhiều hơn trong thu ngân sách, trong đó cần chuyển sang chế độ một mức thuế suất giá trị gia tăng VAT 10%, giảm gọn các khoản miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm các khoản miễn thuế không cần thiết, về trung hạn, Việt Nam cần áp dụng việc thu thuế tài sản.
Về củng cố tài khóa, quản lý nợ, bà Victoria Kwa Kwa cho rằng thách thức đặt ra là phải quản lý nợ để đảm bảo khả năng chi trả, tránh rơi vào tình trạng báo động nợ. Việc tái cấu trúc nợ công sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa.
Việt Nam cần có chiến lược quản lý nợ dài hạn, để huy động vốn cho nhu cầu phát triển và đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Việt Nam nên huy động các nguồn vốn có chi phí thấp hơn. Ngân hàng Thế giới cần biết thông tin về gói tổng thể Việt Nam muốn vay từ các đối tác phát triển, trong đó có Ngân hàng Thế giới.
Bà Victoria Kwa Kwa cũng khuyến nghị về rủi ro mới nổi, đó là tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh dẫn tới tài sản và nợ xấu trong khu vực này tăng lên, tìm ra cơ chế để giải quyết nợ xấu là quan trọng.
Theo Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)
Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa2025-01-10 21:47
Hà Nội: Thu giữ hơn 4 tấn ruốc gà bẩn2025-01-10 21:43
Hà Nội xử lý 73 nghìn tài xế vi phạm nồng độ cồn trong năm 20232025-01-10 21:40
Hoại tử da, giảm thị lực vì tiêm filler nâng mũi tại spa2025-01-10 21:22
Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam2025-01-10 21:01
Kho bạc Nhà nước chuyển từ thanh tra, kiểm tra truyền thống sang điện tử2025-01-10 20:42
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong đêm rét buốt ở Quảng Ninh2025-01-10 20:24
Chính phủ đã thống nhất kế hoạch đưa thi thể nạn nhân trong vụ 39 người tử vong tại Anh về Việt Nam2025-01-10 20:22
Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 20252025-01-10 20:10
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao2025-01-10 19:22
Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước2025-01-10 21:49
Doanh nghiệp sản xuất: Điêu đứng vì hàng giả2025-01-10 21:44
Tiếp tục kiến nghị tiêu hủy thuốc lá nhập lậu2025-01-10 21:35
Góp hơi thở thành bão lớn2025-01-10 21:15
Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông2025-01-10 21:08
Thu hơn 2 tấn nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc của TACO2025-01-10 20:55
Bình Dương: Phát hiện cơ sở "hô biến” thịt bò thối thành thịt bò tươi2025-01-10 20:48
Nghe phường báo được thuê nhà ở xã hội, cả nhà ôm nhau khóc vì quá mừng2025-01-10 20:21
Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa2025-01-10 19:42
Vì sao Chính phủ xây dựng chỉ tiêu nhập siêu năm 2020?2025-01-10 19:38