Chiến tranh đã lùi xa,ựchiệnchnhschvớinạnnhndacamNhiềukếtquảnhưxep hang hang nhat anh nhưng đến nay, nhiều gia đình vẫn phải gánh chịu nỗi đau da cam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dù tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách để xoa dịu nỗi đau, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn. Do bị thất lạc giấy tờ, ông Tiến vẫn chưa làm được hồ sơ để hưởng chính sách dành cho nạn nhân CĐDC. Xoa dịu nỗi đau da cam Công tác giải quyết và thực hiện chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Theo ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh, trong những năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC đã tích cực vận động các nguồn lực, để chăm lo cho các nạn nhân như hỗ trợ nhà ở, cây con giống, hỗ trợ phương tiện đi lại, khám bệnh… Những kết quả đó, chưa thể bù đắp hết nỗi đau mà các nạn nhân phải gánh chịu nhưng đã góp phần xoa dịu và là động lực để các nạn nhân vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng xã hội. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cùng với sự vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và sự cố gắng của các cấp hội, công tác vận động nguồn lực và chăm sóc nạn nhân CĐDC của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ được hỗ trợ con giống chăn nuôi mà đời sống của gia đình chị Lê Thị Hạnh, ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, được ổn định hơn. Chị Hạnh cho biết: “Nhờ được Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh vận động mà gia đình tôi được Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Quốc tế Anco hỗ trợ 4 con heo giống và chi phí thức ăn cho đợt nuôi. Với lợi nhuận mang lại kha khá đã giúp gia đình vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống”. Để lo kinh tế gia đình, chị Hạnh buôn bán tạp hóa tại nhà, còn chồng chị thì đi làm hồ, cuộc sống cũng được ổn định. Từ năm 2015 đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã vận động các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm, mạnh thường quân… trên 37 tỉ đồng để hỗ trợ, giúp đỡ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng CĐDC. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay vẫn còn một số người mang trong mình di chứng chiến tranh nhưng vẫn chưa được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi dành cho nạn nhân bị ảnh hưởng CĐDC, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Còn không ít nạn nhân vẫn chưa được hưởng chế độ Theo bà Bùi Thị Lệ Hoa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Ngã Bảy, với những người tham gia kháng chiến nhưng đã bị thất lạc giấy tờ, rất khó để làm hồ sơ hưởng chính sách người bị nhiễm chất độc hóa học. Chiến tranh qua đi hơn 40 năm, việc lưu giữ hồ sơ gốc của người tham gia hoạt động ở chiến trường gặp nhiều khó khăn. Như trường hợp của ông Nguyễn Văn Tiến, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bị mất giấy tờ nên đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ da cam. Trong căn nhà cấp 4, ông Tiến cho biết: “Năm 17 tuổi, tôi đã đi theo cách mạng, đến năm 1969 do hoàn cảnh gia đình nên tôi xin nghỉ. Những năm chiến tranh ác liệt, tôi hoạt động trong vùng địch rải chất độc hóa học. Trong thời gian tham gia cách mạng, tôi được tặng Huân chương Kháng chiến, danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Tuy nhiên, năm 1968, trong lần Mỹ ném bom B52, nhà cửa tiêu tan, giấy tờ cũng mất hết. Theo quy định phải có huân, huy chương kháng chiến, hay lý lịch Đảng mới đủ điều kiện làm hồ sơ hưởng chính sách ưu đãi dành cho nạn nhân CĐDC thì tôi đành chịu. Hiện nay, tôi mang nhiều thứ bệnh trong người như viêm đại tràng, huyết áp cao, suy hô hấp tắc nghẽn…”. Ông Tiến có bảy người con, nhưng ba người đã chết sau khi sinh được vài ngày. Bốn người con còn lại, trong đó, người con gái út bị nghi nhiễm CĐDC, đang hưởng trợ cấp trên 500.000 đồng/tháng. Không riêng ông Tiến, nhiều nạn nhân tham gia chiến đấu nhưng hiện không lưu giữ được giấy tờ cũng chưa được hưởng chính sách của nạn nhân bị ảnh hưởng CĐDC. Theo Quyết định 09 của Bộ Y tế quy định 17 danh mục bệnh tật hưởng chính sách thì có những người chưa phù hợp với điều kiện danh mục được hưởng đó. Ngoài ra, con của người dân ở trong vùng bị địch rải chất độc hóa học bị dị tật cũng chưa được xác nhận là nạn nhân CĐDC, mà chỉ được công nhận và hưởng chính sách của đối tượng là người khuyết tật. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh, cho biết: “Toàn tỉnh hiện có trên 12.700 người nghi nhiễm CĐDC/dioxin. Nhiều người đang mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y như ung thư, tâm thần, vô sinh, dị dạng, dị tật. Do sức khỏe suy giảm, không có khả năng lao động nên hầu hết các nạn nhân đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện chế độ trợ cấp của Nhà nước đối với họ đều rất quý, góp phần xoa dịu nỗi đau mà họ đang phải gánh chịu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít nạn nhân vẫn chưa được hưởng chế độ dành cho nạn nhân bị ảnh hưởng CĐDC do những quy định của chính sách xét duyệt”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |