【lịch bóng đá nhà nghề mỹ】Gần 1.400 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong tháng 1/2022
时间:2025-01-10 15:31:44 出处:Cúp C1阅读(143)
TheầnsựcốtấncôngmạngvàocáchệthốngtạiViệtNamtrongthálịch bóng đá nhà nghề mỹo đánh giá của Bộ TT&TT, trong tháng đầu tiên của năm mới 2022, việc xây dựng Chính phủ điện tử tiếp tục gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân. Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh.
Tính từ đầu năm 2021 đến hết tháng 1/2022, các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã hứng chịu hơn 11.100 sự cố tấn công mạng (Ảnh minh họa: Internet) |
Tuy nhiên, số liệu từ hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho thấy, trong tháng 1/2022, đã ghi nhận 1.383 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 10,29% so với tháng 12/2021.
Số liệu thống kê nêu trên cho thấy xu hướng gia tăng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong bối cảnh các cơ quan, đơn vị thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số. Cụ thể, trong năm 2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý hơn 9.700 cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố đối với các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 42,42% so với năm 2020.
Cũng trong năm ngoái, các đối tượng xấu cũng lợi dụng dịch để tung tin giả, tấn công lừa đảo người dùng chiếm đoạt tiền. Tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân đáng lo ngại. “Đây cũng là thực trạng chung của thế giới năm vừa qua, thể hiện rõ những nguy cơ, mối đe dọa mất an toàn trên không gian mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận định.
Lý giải nguyên nhân khiến cho sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gia tăng trong thời gian qua, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng: Do dịch Covid-19 nên người dân sử dụng Internet nhiều hơn để học tập, làm việc, giao dịch. Cùng với đó, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho các đối tượng xấu lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội để phát tán tin giả, lừa đảo nhằm lây nhiễm mã độc, lấy cắp thông tin.
Một điểm sáng trong bức tranh an toàn thông tin Việt Nam năm 2021 là Chỉ số an toàn thông tin mạng - GCI của Việt Nam đã tăng 25 bậc, xếp thứ 25/194 quốc gia, vùng lãnh thổ (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, trong năm 2021, bức tranh an toàn thông tin mạng Việt Nam cũng có một số điểm sáng. Các bộ TT&TT, Công an, Quốc phòng đã phối hợp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các sự kiện quan trọng của đất nước như: Đảng hội XIII của Đảng, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp… Thứ hạng quốc gia đã được cải thiện đáng kể qua việc Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) của Việt Nam do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đánh giá tăng 25 bậc so với kỳ trước, lên thứ hạng 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, trong năm qua, doanh thu của các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng tăng trưởng tốt, tăng tới 34% trong bối cảnh nhiều ngành nghề kinh tế gặp khó khăn. Nhiều chuyên gia an toàn thông tin mạng của Việt Nam được vinh danh quốc tế. Đây là những tín hiệu tích cực để chúng ta tiếp tục nỗ lực vì một không gian mạng Việt Nam an toàn, lành mạnh.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Chia sẻ thêm với ICTnews về nhận định của một số chuyên gia cho rằng người dùng Internet thời gian qua đã phải hứng chịu “đại dịch lừa đảo”, đại diện Cục An toàn thông tin phân tích: Đại dịch Covid-19 khiến các tổ chức, cá nhân sử dụng Internet nhiều hơn để học tập, làm việc và giao dịch. Do đó, các vụ lừa đảo trực tuyến có chiều hướng gia tăng rõ rệt tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Ngoài việc lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân thì giả mạo các tổ chức tài chính - ngân hàng để lừa đảo trực tuyến là nổi cộm nhất. Điểm khó khăn nhất ở đây là nhiều người sử dụng còn hạn chế về kỹ năng số, kỹ năng ATTT nên dễ bị lừa gạt.
Trước tình hình đó, Bộ TT&TT đã chỉ đạo Cục An toàn thông tin tăng cường giám sát, phát hiện và điều phối các nhà mạng, phối hợp với các tổ chức tài chính - ngân hàng xử lý hơn 1.000 website lừa đảo trong hơn 1 năm qua. Cục An toàn thông tin cũng đã thường xuyên có cảnh báo cho người dùng và xây dựng cổng cảnh báo (canhbao.ncsc.gov.vn) để người dân cùng chung tay phát hiện sớm các website lừa đảo để xử lý.
“Về lâu dài, để giúp người dân có thể nhận biết, chủ động tránh được lừa đảo trên mạng, Cục An toàn thông tin đã triển khai Hệ sinh thái tín nhiệm mạng tại địa chỉ tinnhiemmang.vn cho phép người dùng nhận biết được các thông tin tin cậy về website, email, số điện thoại… của tổ chức cần tìm kiếm. Đây là giải pháp quan trọng mà chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Vân Anh
Người dùng Internet đang phải hứng chịu “đại dịch lừa đảo”
Nhận định thế giới đang phải hứng chịu một “đại dịch lừa đảo”, chuyên gia Group IB Việt Nam cho biết, nghiên cứu của đơn vị này năm 2020 chỉ ra rằng Scam (lừa đảo mạng) và Phishing (tấn công giả mạo) chiếm tới 73%.
上一篇: Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
下一篇: Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
猜你喜欢
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Huyện Bàu Bàng: Triển khai đồng bộ các giải pháp kéo giảm tội phạm về trật tự xã hội trong quý 2
- Đất nền Tây Hà Nội khởi sắc trở lại
- Phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng: “Không tham, không làm và không chuyển khoản”
- Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- Căn hộ sẽ dẫn bước thị trường BĐS 2014
- Công an huyện Dầu Tiếng: Bắt đối tượng cướp giật tài sản sau gần 60 phút gây án
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật về tội phạm sử dụng công nghệ cao
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động