Đúng 8h sáng nay (6/10),àyđầumởbánvétàuTếtnhiềungườixếphàngtừmờsángởgaSàiGòclermont đấu với psg ngành đường sắt chính thức mở bán vé đại trà trên toàn hệ thống qua các nhà ga, đại lý.
Ghi nhận tại ga Sài Gòn (quận 3, TPHCM), từ sáng sớm (6/10) đã đông người đổ về chờ mua vé tàu Tết. So với năm trước, lượng khách đổ về đông hơn với hàng trăm người ngồi chờ tới lượt mua tại khu vực quầy bán vé lúc bắt đầu mở bán.
Anh Đỗ Văn Liêm (quê Ninh Bình) cho biết, sáng nay chạy xe từ TP Thủ Đức vào ga Sài Gòn, xếp hàng từ 5h sáng để mua vé. Theo anh Liêm, đặt vé càng sớm càng có nhiều ưu đãi nên tranh thủ vì không muốn bỏ lỡ chuyến về quê sau một năm làm việc vất vả.
"Tôi đến ga Sài Gòn lấy số thứ tự rồi ngồi chờ. Ngày đầu bán vé nên lượng khách rất đông. May mắn, tôi đã thuận lợi hoàn thành thủ tục", anh Liêm chia sẻ.
Tương tự, anh Lê Đức Thuỷ (46 tuổi, quê Thanh Hoá) không quen với cách đặt vé online nên đến tận ga để mua vé trực tiếp cho gia đình 4 người về Thanh Hoá. Anh đến từ 5h sáng và đến gần 9h mới hoàn thành thủ tục.
"Vé giường nằm năm nay về Thanh Hoá giá gần 3 triệu đồng, cao hơn vé xe khách nhưng tôi chọn đi tàu vì an toàn hơn khi có con nhỏ. Đi máy bay thì phải mua thêm vé cho con", anh Thuỷ chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thúy, công nhân tại quận Bình Tân, cũng chọn cách đến trực tiếp ga để mua vé cho an tâm.
"Tôi mua được hai vé khứ hồi từ Sài Gòn đi Hà Nội vào ngày 27 Tết và trở về vào mùng 6 với tổng chi phí hơn 10 triệu đồng. Dù giá vé cao hơn so với năm trước, nhưng tôi vẫn chọn mua để đảm bảo sự an toàn cho con nhỏ" - chị Thúy nói.
Theo thống kê của ngành đường sắt, tính đến 10h, tức sau 2 giờ mở bán đã có hơn 26.000 vé được thanh toán, trong đó online khoảng 17.000 vé và tiền mặt hơn 9.000 vé.
Ngoài bán vé trực tiếp, hành khách có thể đặt vé qua các kênh như: website của Đường sắt Việt Nam, ví điện tử, ứng dụng di động, tổng đài bán vé, và nhiều kênh phân phối khác.
Vé tàu cao nhất hơn 3,2 triệu đồng cho chặng từ TPHCM đi Hà Nội
Ông Thái Văn Truyền - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn cho biết, từ ngày 1/10, ngành đường sắt đã ngưng tính năng "mua vé giữ chỗ trả tiền sau" khi hành khách mua vé online. Thay vào đó, hành khách phải thanh toán ngay khi đặt vé để tránh tình trạng giữ chỗ ảo.
Giá vé tàu Tết năm 2025 tăng từ 4-5% so với cùng kỳ năm ngoái, tùy theo từng hành trình và loại tàu. Giá vé cao nhất là loại giường nằm mềm trên tàu SE2 trong thời gian cao điểm (từ 21-27/1/2025, tức từ 22 đến 28 tháng Chạp) có giá hơn 3,2 triệu đồng, cao hơn mức 3,1 triệu đồng của năm trước.
Ngoài ra, vé VIP trên khoang 2 giường có giá lên tới 6,4 triệu đồng. Giá vé thấp nhất là ghế ngồi mềm trên các tàu TN4/6 trong giai đoạn cao điểm có giá từ hơn 2,2 triệu đồng, không thay đổi so với năm ngoái.
Năm nay, vé tàu Tết 2025 không bán ghế phụ và ngành đường sắt cải tạo 11 toa ghế ngồi thành toa giường nằm, giảm số chuyến và số lượng chỗ so với năm trước.
Theo đó, Tết 2025 sẽ có 388 chuyến tàu với 167.000 chỗ, giảm 38.000 chỗ so với năm 2024.
Ông Truyền cho biết nếu nhu cầu tăng cao, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy thêm tàu để phục vụ hành khách trong các ngày cao điểm trước và sau Tết.
Dịp Tết Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt áp dụng nhiều ưu đãi giá vé cho hành khách từ TPHCM đi Hà Nội trước Tết và từ Hà Nội về TPHCM sau Tết:
Giảm 3% giá vé cho các chuyến tàu xuất phát từ ga Sài Gòn vào ngày 27/1/2025 (tức 28 tháng Chạp) với hành khách đi từ 1.000km trở lên.
Giảm 2-8% giá vé cho tập thể từ 11 người trở lên di chuyển trên tàu số chẵn (từ 15-20/1/2025) và tàu số lẻ (từ 10-16/2/2025). Hướng dẫn viên du lịch được giảm 50%.
Giảm 5% cho vé khứ hồi (lượt về). Giảm 20% cho sinh viên đi tàu số chẵn từ 15-21/1/2025 và tàu số lẻ từ 10-16/2/2025. Các thời gian khác giảm 10%.