Giới chuyên gia cho rằng chìa khóa cho chiến lược hiệu quả và lâu dài tại Syria là một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế để duy trì bất cứ thỏa thuận hòa bình nào tại đây trong tương lai. Trên thực tế,ầnlựclượnggìngiữhòabìnhquốctếdự định bóng đá việc triển khai một lực lượng như vậy có thể tăng thêm cơ hội đạt được hòa bình, đồng thời giúp cộng đồng quốc tế và các bên tham chiến đánh giá thực tế hơn về nền hòa bình tại quốc gia Trung Đông này.
Cuộc chiến ở Syria hội tụ ba yếu tố: có số thương vong cao, liên quan tới nhiều dân tộc hay sắc tộc và có nhiều bên tham chiến. Các yếu tố này khiến việc kết thúc chiến tranh vô cùng khó khăn. Liên minh ngắn hạn và chỉ mang tính chiến thuật giữa các phe vốn là đối thủ của nhau có thể không đem lại hòa bình. Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế có thể làm giảm nguy cơ các nước lún sâu vào cuộc chiến tại Syria. Các thỏa thuận hòa bình chi tiết, với nhiều quy định về xây dựng lòng tin giữa các bên, sẽ đem lại kết quả tốt hơn so với các thỏa thuận chung chung và phiến diện.
Liên hợp quốc (LHQ) hoặc các tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế khác, nếu triển khai lực lượng giữ gìn hòa bình đến những khu vực xung đột phức tạp tại quốc gia Trung Đông này sẽ cần rất nhiều điều kiện như nguồn lực kinh tế, quyết tâm chính trị, có khả năng gây áp lực buộc các bên tuân thủ những thỏa thuận hòa bình, và một lực lượng quân sự đủ mạnh để tự bảo vệ mình, giám sát lệnh ngừng bắn và các quy định khác của thỏa thuận hòa bình cho Syria.
Các tài liệu về quân sự cho thấy không phải mọi hoạt động gìn giữ hòa bình thành công đều cần lực lượng lớn. Nếu tính theo cách Mỹ thường áp dụng để gìn giữ hòa bình, theo đó cần ít nhất một nhân viên gìn giữ hòa bình cho 50 công dân của quốc gia cần duy trì hòa bình, thì Syria sẽ cần một lực lượng gìn giữ hòa bình ít nhất là 400.000 quân. Nhưng số lượng này có thể là không tưởng đối với tình hình Syria hiện nay. Như vậy, lực lượng gìn giữ hòa bình tại Syria có thể giới hạn với số lượng từ 30.000 - 60.000 quân, và được sự hỗ trợ của các lực lượng tấn công đủ mạnh để có thể đập tan các nhóm cực đoan tại những điểm nóng ở nước này trong tương lai.
Những nguyên tắc hòa bình cơ bản có thể mở ra một lối thoát cho Syria. Tình hình rối ren tại Syria vừa qua cho thấy các nước sẽ cần duy trì một lực lượng gìn giữ hòa bình, dưới sự bảo trợ của LHQ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên đoàn Arab. Các lực lượng này phải được bảo vệ tốt và có đủ nguồn lực, có khả năng hoạt động tại một số khu vực phức tạp của Syria.
Hơn nữa, các nước phương Tây, nhất là Mỹ và Nga, cần điều động lực lượng đặc nhiệm hay bộ binh tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Syria thì mới duy trì nền hòa bình lâu dài tại quốc gia Trung Đông này. Và cuối cùng, ngay cả khi có được thỏa thuận hòa bình thì IS vẫn sẽ là mối đe dọa lớn nhất, vì các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ vẫn tìm cách phá vỡ các thỏa thuận hòa bình bằng mọi giá. Việc xây dựng lực lượng chống khủng bố mạnh để duy trì hòa bình tại khu vực Trung Đông nói chung và đất nước Syria nói riêng trong thời gian tới là cần thiết.