您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kqbd cúp c1】Nguy cơ gia tăng xung đột trên Biển Đông

Cúp C158271人已围观

简介Thời gian gần đây, Hải quân Mỹ và các quốc gia liên quan gia tăng hi ...

Thời gian gần đây,ơgiatăngxungđộttrnBiểnĐkqbd cúp c1 Hải quân Mỹ và các quốc gia liên quan gia tăng hiện diện ở Biển Đông nhằm đối phó với Trung Quốc làm dấy lên quan ngại sẽ xảy ra xung đột ngoài mong đợi.

Philippines kêu gọi các tàu của Trung Quốc rời khỏi khu vực Đá Ba Đầu ở Biển Đông. Ảnh: AP

Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ dẫn đầu là tàu USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông từ Eo biển Malacca. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin cũng đang ở biển Hoa Đông.

Cùng thời gian này, Mỹ cũng tiến hành hàng loạt cuộc tập trận với các đồng minh trong khu vực hồi tuần trước, trong đó có cuộc tập trận với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, với Australia ở phía Đông Thái Bình Dương và với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.

Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi qua Eo biển Miyako ở Tây Nam Nhật Bản hôm 3-4. Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, theo đó cho phép lực lượng hải cảnh (cảnh sát biển) Trung Quốc sử dụng vũ khí đối với tàu nước ngoài trong trường hợp mà họ cho là cần thiết, đồng thời lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng này trong vùng biển trên.

Ben Schreer, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Macquarie ở Sydney (Australia) nhận định, việc hiện diện của tàu sân bay Mỹ đi ở Biển Đông có ý nghĩa nhằm đối phó với những yêu sách phi pháp của Trung Quốc và thể hiện với các đồng minh rằng Washington là “một đối tác có khả năng và đáng tin cậy”.

Còn Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nhận định, Washington đang khẳng định các cam kết của mình với các đồng minh nhằm duy trì sự hiện diện quân sự đáng tin cậy trong khu vực và tìm cách ngăn cản Trung Quốc tiến hành “bất kỳ hành động quyết liệt” nào ở Đá Ba Đầu.

Chuyên gia Koh cho rằng: “Việc tập trung lực lượng hải quân của nhiều quốc gia đối lập tại vùng biển này làm gia tăng mối lo ngại về nguy cơ xung đột nằm ngoài dự tính”.

Trong một động thái liên quan, Philippines đã liên tục phản đối phía Trung Quốc sau khi các tàu của Bắc Kinh hiện diện tại khu vực Đá Ba Đầu ở Biển Đông (thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam). Phía Manila cáo buộc các tàu trên là lực lượng dân quân hàng hải song Bắc Kinh khẳng định là tàu đánh cá.

Bộ Ngoại giao Philippines mới đây tuyên bố, lời bao biện của Trung Quốc rằng các tàu trên đang tìm chỗ trú ẩn do thời tiết xấu là “những lời nói dối trắng trợn” và “rõ ràng là một nhận định sai trái cho thấy sự bành trướng và yêu sách phi pháp của Trung Quốc”. Philippines cũng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Đá Ba Đầu, đồng thời một lần nữa yêu cầu các tàu của Trung Quốc rời khỏi khu vực này ngay lập tức. Manila thẳng thừng tuyên bố: “Ngày nào Trung Quốc còn trì hoãn thì Philippines vẫn tiếp tục đấu tranh ngoại giao”.

Mỹ, Nhật Bản và Indonesia cũng gia tăng sức ép với Trung Quốc về sự việc này hồi tuần trước. Mới đây, Canada cũng vừa lên tiếng phản đối những động thái của Trung Quốc khi đưa tàu đến cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đại sứ Canada tại Philippines, cho rằng những hành động này làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Sở dĩ ngày càng có nhiều quốc gia phản đối Trung Quốc bởi vì thời gian gần đây Bắc Kinh có những hành động ngang ngược trên Biển Đông, với âm mưu độc chiếm Biển Đông. Gần đây nhất là việc Bắc Kinh đưa hơn 200 tàu hoạt động tại cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động đánh dấu một bước leo thang đáng lo ngại ở Biển Đông.

Biển Đông là vùng biển rộng lớn, với nhiều quốc gia có bờ biển xung quanh, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Trung Quốc. Đồng thời Biển Đông cũng là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng mà nhiều quốc gia có lợi ích tại đây. Do vậy việc ngăn chặn Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia.

HN tổng hợp

Tags:

相关文章