Thủ tướng quyết định dự án PPP được bảo lãnh doanh thu | |
Thu hút nhà đầu tư cho các dự án PPP bằng cơ chế chính sách | |
Thủ tục quyết định các dự án PPP đã mạch lạc,ựánPPPphảicótổngmứcđầutưtừtỷđồngtrởlêkết quả ngoại hạng nga rõ ràng hơn |
Áp dụng PPP đối với dự án nhóm B trở lên. Ảnh minh họa: Internet. |
Dự thảo Luật PPP hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, nhà khoa học, DN, cơ quan quản lý... Một trong những vấn đề quan trọng được đề cập trong dự thảo luật là quy mô dự án áp dụng PPP.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), quy định về tổng vốn đầu tư để đủ hạn mức được đầu tư theo PPP thay đổi qua các giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định 108/2009/NĐ-CP không nêu hạn mức tối thiểu; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP quy định hạn mức từ 20 tỷ đồng trở lên; Nghị định 63/CP đã bỏ quy định về hạn mức.
“Thực tế, các dự án PPP ở nước ta trong thời gian vừa qua được triển khai chủ yếu thuộc một số lĩnh vực trọng điểm như giao thông vận tải, năng lượng và các dự án này đều có tổng vốn đầu tư lớn (chủ yếu thuộc nhóm A theo phân loại của Luật Đầu tư công 2014); các dự án có quy mô nhóm B trở xuống hầu hết được áp dụng loại hợp đồng BT”, Bộ KH&ĐT cho hay.
Theo kinh nghiệm quốc tế, quy định quy mô tối thiểu của dự án để thực hiện theo hình thức PPP như sau: Canada – 100 triệu USD; Australia, Singapore – 50 triệu USD, Anh – 25 triệu USD. Một số nước áp dụng quy mô nhỏ hơn như Brazil – 2,7 triệu USD, Colombia – 1,4 triệu USD, Nam Phi – 1 triệu USD.
Bên cạnh đó, cũng có một số quốc gia không quy định hạn mức làm PPP như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines. Mặc dù không quy định hạn mức làm PPP nhưng thực tế triển khai PPP tại các nước thường chỉ tập trung đối với các dự án có quy mô đủ lớn.
Theo Bộ KH&ĐT, do hợp đồng PPP thường là dài hạn, yêu cầu nhiều cam kết của phía Chính phủ, vì vậy quy định quy mô dự án tối thiểu nhằm lựa chọn được những dự án xứng đáng để đầu tư theo phương thức này, tránh đầu tư dàn trải dẫn đến nguồn lực bị phân tán, mang lại hiệu quả đầu tư không cao. Chi phí chuẩn bị đầu tư để đưa một dự án PPP ra thị trường cũng khá cao, do đó, nếu thực hiện PPP cho dự án quy mô nhỏ sẽ không hiệu quả. Bên cạnh đó, dự án với quy mô đủ lớn mới có tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.
Với các phân tích nêu trên, trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật, Bộ KH&ĐT đã xin ý kiến rộng rãi về tính cần thiết của việc quy định một hạn mức được đầu tư PPP. Tổng hợp các ý kiến nhận được, đa số thống nhất tính cần thiết phải có hạn mức và kiến nghị áp dụng PPP đối với dự án nhóm B trở lên. Theo dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi hiện nay, dự án thuộc các lĩnh vực như giao thông, điện... có quy mô từ 240 tỷ đồng đến dưới 4.600 tỷ đồng được phân loại là dự án nhóm B.
Ngoài ra, qua thống kê, đa số các dự án PPP đã thực hiện có tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng (với 233/336 dự án, chiếm tỷ lệ 69,34%; nếu không tính hợp đồng BT, số dự án trên 200 tỷ là 113/148 dự án, chiếm 76,35%).
Do đó, tại khoản 1 Điều 6 Dự thảo Luật PPP, Bộ KH&ĐT đề xuất áp dụng hạn mức để đầu tư PPP ở mức 200 tỷ đồng. Cụ thể, khoản 1 Điều 6 quy định: “Chỉ đầu tư PPP đối với các dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên”.