您现在的位置是:World Cup >>正文

【werder bremen – hoffenheim】Nước cờ chưa có tiền lệ của Tổng thống Mỹ tại Iran

World Cup4人已围观

简介Lực lượng vệ binh cách mạng Iran trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô TehranTheo trang mạng chuyên phâ ...

nuoc co chua co tien le cua tong thong my tai iran
Lực lượng vệ binh cách mạng Iran trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Tehran

TheướccờchưacótiềnlệcủaTổngthốngMỹtạwerder bremen – hoffenheimo trang mạng chuyên phân tích địa chính trị toàn cầu Stratfor, đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ đưa một nhánh của lực lượng quân đội nước ngoài vào danh sách như vậy và động thái này sẽ đặt ra tiền lệ quốc tế quan trọng trong thời gian tới. Phía Iran cũng lập tức có hành động đáp trả tương tự, định danh Mỹ là nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và Bộ Tư lệnh Trung ương của Mỹ là nhóm khủng bố.

Stratfor nhận định rằng việc định danh IRGC là "tổ chức khủng bố nước ngoài" là động thái khiêu khích mới của Mỹ trong lộ trình Mỹ chủ ý tiến hành nhằm mở rộng và thắt chặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Iran. Washington hy vọng sẽ buộc Tehran phải đàm phán một thỏa thuận toàn diện chấm dứt việc hậu thuẫn của nước này đối với những đồng minh của họ trong khu vực và chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt mới sẽ làm phức tạp thêm bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai giữa Mỹ và Iran, kể cả khi ông Donald Trump không còn là Tổng thống nữa. Một điều chắc chắn là Iran sẽ yêu cầu giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với IRGC trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận toàn diện với Mỹ, nếu có, trong tương lai. Nhưng Mỹ sẽ thà bớt đi một vài hạng mục trừng phạt khác còn hơn, chẳng hạn bớt những lệnh cấm vận liên quan đến các hoạt động tên lửa đạn đạo và tên lửa hạt nhân. Lý do là khi Tổng thống Mỹ mới lên thay, dù người đó là ai, cũng sẽ gặp những trở ngại chính trị nếu định đưa IRGC ra khỏi danh sách “tổ chức khủng bố” trong khi Iran không có những thay đổi đáng kể trong chiến lược và chính sách của họ đối với Israel, Mỹ và phương Tây nói chung.

IRGC và các nhánh của lực lượng này như Basij, Quds Force và Aerospace Force đều đã là đối tượng nhận được rất nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ, cho nên việc Mỹ định danh mới cho lực lượng này thực chất cũng không gây được thêm nhiều ảnh hưởng lắm đối với khả năng tìm nguồn tài tài trợ và chuyển tiền hỗ trợ cho các đồng minh của tổ chức này. Tuy nhiên, việc định danh mới của Mỹ đối với IRGC cũng sẽ tạo ra được một số thách thức đối với lực lượng này. Giờ đây, chỉ cần là thành viên của IRGC là sẽ bị trừng phạt nhiều hơn và các quan chức trong tổ chức này sẽ đối mặt với nhiều lệnh cấm đi lại.

Các lệnh trừng phạt mới không thay đổi nhiều đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ hiện đang áp và có hiệu lực ở Iran. Bản chất của các lệnh trừng phạt đối với IRGC là các công ty nước ngoài sẽ phải kiểm tra khắt khe hơn khi hợp tác với các công ty của Iran để đảm bảo rằng các công ty mà họ hợp tác không có quan hệ gì với lực lượng IRGC nhằm tránh bị Mỹ trừng phạt.

Stratfor bình luận rằng việc Iran cũng lập tức định danh Mỹ là khủng bố để đáp trả cũng là phù hợp, dù rằng điều đó chỉ mang tính chất biểu tượng là chủ yếu. Tuy nhiên, một số quan chức Iran, gồm cả chỉ huy lực lượng IRGC Mohammad Ali Jafari, cũng đã ám chỉ sẽ có nhiều hành động chống Mỹ hơn, chẳng hạn IRGC sẽ tấn công vào các lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực này hoặc lực lượng dân quân do Iran đào tạo sẽ tấn công quân Mỹ ở những nơi như Iraq. Tuy nhiên, nếu Iran làm vậy, Mỹ sẽ lập tức đáp trả bằng cách tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Iran. Kiểu “ăn miếng trả miếng” định danh khủng bố cho nhau như thế này đơn giản là không làm thay đổi động cơ sâu xa khiến những căng thẳng âm ỉ giữa Mỹ và Iran lúc nào cũng chực bùng lên thành cuộc xung đột.

Tags:

相关文章