88Point88Point

【bong.da so】Hoàng Thành Thăng Long – di vật nghìn năm từ lòng đất

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây nền điện Kính Thiên,àngThànhThăngLong–divậtnghìnnămtừlòngđấbong.da so trong quần thể di tích Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội, di sản văn hóa thế giới.

Khai quật từ năm 2002, với diện tích khai quật lớn nhất từ trước đến nay, khu di tích đã phát lộ một hệ thống di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng. Bên cạnh những dấu tích kiến trúc đan xen, chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử là hàng triệu hiện vật được tìm thấy trong lòng đất huyền bí. Nhiều hơn cả là những di vật vật liệu trang trí kiến trúc cung đình cùng các đồ dùng của Hoàng cung xưa kia, minh chứng cho sự phát triển của kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18.

Dấu ấn của mỗi thời kỳ lịch sử đều tìm thấy ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long qua số lượng di vật đồ sộ, cho thấy vị trí trung tâm của khu di tích và phản ánh lịch sử lâu dài của Kinh đô Thăng Long. Chúng ta hãy cùng tham quan khu trưng bày các hiện vật tiêu biểu khai quật được tại khu di tích để cảm nhận vẻ đẹp tài hoa của bàn tay người thợ thủ công xưa kia.

Các di vật của thời Đại La được tìm thấy ở khu di tích vô cùng phong phú, cho thấy đây là vị trí trung tâm, trị sở của An Nam đô hộ phủ, thuộc Đường, khẳng định Thành Thăng Long được xây dựng trên cơ sở Thành Đại La của viên Tiết độ sứ Cao Biền. Các loại vật liệu kiến trúc tìm thấy tại đây là các loại ngói âm dương, trang trí họa tiết mặt linh thú, mặt hề, hoa sen. Gạch chữ nhật chiếm số lượng nhiều phổ biến có màu xám đen, được dùng để xây cống nước, giếng nước, đường đi hay bó nền các kiến trúc. Tiêu biểu là gạch in chữ Hán “ Giang Tây quân”, phiên hiệu quân đội bên Trung Quốc thời Đường. Loại gạch vuông dùng để lát nền cũng được tìm thấy, có trang trí hoa văn sinh động như viên gạch in hình cá sấu bơi trong sóng nước, hay gạch in nổi hình hoa sen và văn dây leo.

Đồ gốm sứ nước ngoài khá phong phú như: Tượng sư tử men ngọc của lò gốm Tây Thôn (Quảng Đông – Trung Quốc), vò gốm men xanh, bình rượu men trắng của lò gốm Trường Sa ( Hồ Nam – TQ) thời Đường thế kỷ 8 – 9. Đặc biệt là các mảnh gốm men xanh lam vùng hồi giáo Tây Á (Islam)…

Đến thời Đinh Tiền Lê, mặc dù không giữ vai trò kinh đô của đất nước, nhưng những dấu ấn của miền Kinh phủ thời Đinh Tiền Lê cũng được tìm thấy ở khu di tích. Tiêu biểu là viên gạch khắc chữ Hán “ Đại Việt quốc quân thành chuyên” (Gạch xây quân thành nước Việt), ngói úp nóc gắn tượng uyên ương và quầng sáng. Bên cạnh đồ gốm Trung Hoa, là các loại đồ gốm được sản xuất trong nước như gốm men xanh, men nâu của lò Thanh Lãng, Lũng Hòa ( Vĩnh Phúc), đồ sành của lò Đương Xá (Bắc Ninh).

Các hiện vật thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long vô cùng đẹp đẽ, tinh mỹ, phản ánh sự phát triển thịnh trị của thời kỳ này. Nhiều loại vật liệu trang trí kiến trúc như ngói gắn lá đề trang trí rồng, phượng hay các phù điêu, tượng tròn tạo tác hình đầu Rồng, đầu chim phượng hay uyên ương với họa tiết trang trí tinh xảo, trau chuốt cho chúng ta những hình dung về vẻ đẹp lộng lẫy của hoàng cung Thăng Long thời Lý. Những viên gạch vuông lát nền cũng được trang trí cầu kỳ hoa văn cúc dây, mẫu đơn và sen dây. Các chân đá tảng lớn kê chân cột được chạm cánh sen cho thấy quy mô to lớn của các công trình kiến trúc.

Đồ gốm thời Lý có chất lượng cao, gồm các dòng gốm men ngọc, men trắng, men vàng, men xanh lục và hoa nâu với nhiều kiểu loại như bình, vò bát, đĩa, âu,chậu, đĩa đài sen, hộp có nắp…Trong số đó có nhiều đồ gốm sứ cao cấp, được chế tác tinh xảo, hoa văn trang trí mang tính biểu trưng cao quý như hình rồng, hoa sen, hoa cúc, văn như ý…Rất độc đáo là di vật nắp hộp men xanh lục, có đường kính 18,5 cm, trang trí rồng uốn khúc, dải văn mây hình khánh, văn như ý và dải văn nhũ đinh.

Các di vật thời Trần tìm thấy ở khu di tích phong phú, đa dạng và kế thừa từ thời Lý. Tuy nhiên cũng sáng tạo ra những dấu ấn đặc trưng như kỹ thuật trang trí hoa chanh, các loại ngói mũi sen, mũi lá, các loại phù điêu, tượng tròn với hình khối, đường nét khỏe khoắn, mang phong cách khoáng đạt của thời đại Trần. Bằng chứng sinh động về cuộc sống Hoàng cung Thăng Long thời Trần được phản ánh rõ qua sự phong phú, đa dạng của các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như đồ gốm sứ, đồ sành, đồ kim loại…Trong đó đồ gốm hoa nâu có kích thước lớn, khối hình chắc khỏe, hoa văn khoáng đạt được thời Trần rất ưa chuộng.

Đồ kim loại quý như thanh kiếm cẩn tam khí được coi là báu vật của Hoàng cung, những mảnh trang sức bằng vàng, các loại dao cau, bình vôi phản ánh nhiều mặt về đời sống Hoàng cung đương thời. Thạp gốm hoa nâu, trang trí hoa sen dây, Chậu gốm hoa nâu, trang trí chim khách trong đầm sen, Loa gốm men nâu, trang trí khắc chìm văn cánh sen và dây lá cuốn là những hiện vật tiêu biểu, độc đáo của thời kỳ này.

Phát hiện quan trọng, phản ánh đời sống cao cấp của Hoàng cung Thăng Long thời Lê là những sưu tập đồ gốm sứ được sản xuất tại lò Thăng Long. Sự hoàn hảo và tinh mỹ của các loại gốm trắng mỏng, đồ gốm hoa lam cao cấp trang trí rồng chân có 5 móng, in chữ Quan hay Kính, đồ ngự dụng dành cho nhà vua. Đặc sắc là loại gốm “ ngói ống hình con rồng”, hình tượng hóa các con rồng có thân và vây lưng nằm trải dài theo dốc mái. Đây là loại ngói duy nhất có ở Thăng Long, thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Có thể nói một sưu tập đồ gốm dùng trong cung Trường Lạc, có in chữ Trường Lạc, Trường Lạc cung, Trường Lạc khố.

Hiện vật Thời Mạc tuy không phong phú bằng các thời kỳ trước, nhưng tại khu di tích cũng tìm thấy các loại ngói âm dương lợp diềm mái trang trí rồng, các loại gạch hộp có kích thước lớn trang trí hình rồng làm bằng đất nung hay được phủ men vàng rất đẹp. Bên cạnh đó, khu di tích cũng tìm thấy một số đồ gốm ngự dụng của vua Mạc trang trí rồng và đồ gốm cao cấp của vương hậu trang trí chim phượng

Khác với thời Mạc, vật liệu kiến trúc thời Lê Trung hưng rất phong phú, đa dạng, có rất nhiều loại: gạch, ngói, chân tảng, thềm bậc, tượng linh thú…, nhiều và phổ biến là các loại gạch và ngói. Đáng lưu ý là gạch, ngói thời kỳ này thường không được tráng men như thời Lê sơ mà chủ yếu là đất nung, được làm bằng hai loại đất: đất sét đỏ và đất sét xám. Trong đó, loại được làm bằng đất sét màu xám phổ biến hơn và về màu sắc nó khá gần gũi với màu của vật liệu kiến trúc thời Đại La. Tiêu biểu là các loại ngói mũi lá, đầu trang trí văn như ý và văn kỷ hà. Đồ gốm sứ cũng rất phong phú, tiêu biểu có ấm sành vai khắc hình lá, Bát gốm hoa lam, vẽ chấm dải theo lối đề thơ chữ hán. Đặc biệt là tượng người phụ nữ gốm men trắng, thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17.

Các đồ gốm thời Nguyễn được tìm thấy chủ yếu là gốm hoa lam, gốm men trắng ngả vàng và gốm men nâu. Trong đó, gốm Bát Tràng tìm thấy khá nhiều, chủ yếu là các loại âu, liễn có nắp, bình vôi, các loại chén nhỏ và các loại bát, đĩa lòng rộng vẽ cành trúc, khóm trúc hay hoa cúc.

Dấu ấn của 1300 năm lịch sử thật quý giá và bí ẩn trong lòng đất Thăng Long – Hà Nội. Và những gì đã phát lộ, những di vật của Hoàng thành Thăng Long, di vật nghìn năm từ lòng đất đã để lại ấn tượng thật khó phai trong lòng du khách.

Hiện vật Hoàng thành Thăng Long:

{ keywords}

Gạch vuông lát nền, trang trí nổi cá sấu bơi trong sóng nước, Thời Đại La ( thế kỷ 8- 9)

{ keywords}

Vò gốm men trắng xám phới vàng, thời Đại La (thế kỷ 8- 9)

{ keywords}

Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương, thời Đinh- Tiền Lê ( thế kỷ 10)

{ keywords}

Tượng đầu chim phượng, trang trí đầu nóc mái, thời Lý (thế kỷ 11- 12)

{ keywords}

Ngói úp nóc mái, gắn lá đề trang trí chim phượng, thời Lý (thế kỷ 11- 12)

{ keywords}

Tượng đầu chim phượng, thời Trần (thế kỷ 11- 12)

{ keywords}

Ngói ống tạo hình con Rồng, men vàng, thời Lê sơ ( thế kỷ 15)

{ keywords}

Ngói ống tạo hình con Rồng, men xanh, thời Lê sơ ( thế kỷ 15)

{ keywords}

Gạch hộp trang trí rồng thời Mạc ( thế kỷ 16)

{ keywords}

Chim phượng gắn trên thân ngói úp nóc, thời Lý (thế kỷ 11- 12)

{ keywords}

Thạp gốm hoa nâu, thời Trần (thế kỷ 13- 14)

{ keywords}

Bát gốm hoa lam, vẽ rồng chân có 5 móng, đồ ngự dụng thời Lê sơ ( thế kỷ 15)

{ keywords}

Tượng người phụ nữ, gốm men trắng, thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17)

{ keywords}

Liễn gốm hoa lam, vẽ khóm trúc, thời Nguyễn (thế kỷ 19)


(Theo Hoangthanhthanglong.vn)

赞(79)
未经允许不得转载:>88Point » 【bong.da so】Hoàng Thành Thăng Long – di vật nghìn năm từ lòng đất