【kết quả trận tối qua】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Sẽ hỗ trợ tối đa các DN bị thiệt hại
TBTCVN: Thưa Bộ trưởng,ộtrưởngĐinhTiếnDũngSẽhỗtrợtốiđacácDNbịthiệthạkết quả trận tối qua trước tình hình một số đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, tổn thất đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại một số địa phương và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã có giải pháp gì hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định lòng tin của nhà đầu tư?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Trước thông tin các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngay sau sự việc xảy ra và thực hiện Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Công điện số 01/CĐ-BTC ngày 16/5/2014 gửi các đơn vị trong ngành Tài chính tại các địa phương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai ngay đồng bộ, kịp thời các biện pháp bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ Tài chính đã chủ động, trao đổi với các địa phương để nắm bắt tình hình, đồng thời khẩn trương xây dựng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở báo cáo và kiến nghị các giải pháp của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến kết luận về các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 20/5/2014 của Văn phòng Chính phủ, trong đó thực hiện ngay các giải pháp về tài chính sau:
- Hướng dẫn doanh nghiệp bảo hiểm xác định và đưa thiệt hại của các doanh nghiệp vào phạm vi được bảo hiểm; khẩn trương xác định giá trị thiệt hại để thực hiện bồi thường theo thủ tục đơn giản, rút gọn; ứng trước tiền bồi thường đối với những trường hợp đã xác định rõ thuộc phạm vi, đối tượng được bảo hiểm.
- Căn cứ thiệt hại thực tế của doanh nghiệp, thực hiện việc gia hạn thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế; gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với số phát sinh trước tháng 5/2014 mà chưa nộp, tương ứng với mức độ thiệt hại của từng doanh nghiệp; thời gian gia hạn tối đa là 02 năm, không phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại.
- Miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với những khoản thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp của hàng hoá bị tổn thất; cho phép thông quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp bị thiệt hại đang có nợ thuế.
- Cho phép doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường, bao gồm cả trường hợp không còn chứng từ, hoá đơn.
- Hướng dẫn doanh nghiệp kê khai vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN đối với phần giá trị thiệt hại không được bồi thường hoặc không thuộc phạm vi bồi thường và phần trả lãi vay góp vốn điều lệ cho việc khắc phục hậu quả thiệt hại.
- Thực hiện giảm tối đa 30% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2014 nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường.
Triển khai ý kiến Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong ngày 21/5/2014 Bộ Tài chính đã có công văn số 6642/BTC-CST hướng dẫn các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp về tài chính, cụ thể chỉ đạo các Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp bị thiệt hại thực hiện ngay các giải pháp về thuế, tiền thuê đất theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng có Công điện số 02/CĐ-BTC ngày 23/5/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực trực thuộc trung ương tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận hiện trường, đánh giá xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Phân công cơ quan đơn vị làm đầu mối (có sự tham gia của sở tài chính, cơ quan công an, cục thuế...) cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan và phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng xác định nguyên nhân thiệt hại, mức độ thiệt hại thực tế của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ sở xem xét tạm ứng bồi thường và giải quyết bồi thường các thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã bố trí các đoàn công tác đến các địa phương để nắm bắt tình hình thực tế, lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp bổ sung hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại và người lao động bị ảnh hưởng, phải nghỉ việc.
TBTCVN: Xin Bộ trưởng nói rõ về những giải pháp bổ sung để hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Ngoài việc triển khai các giải pháp nêu rõ trong Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, qua làm việc trực tiếp, nắm bắt thực tế tại các địa phương và doanh nghiệp bị thiệt hại, Bộ Tài chính đã báo cáo, đề xuất ngay với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp bổ sung để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, cụ thể là:
Để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT hàng nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp bị thiệt hại để sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại, tổn thất, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất thực hiện giảm tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại. Số tiền được giảm tiền thuê đất phù hợp với mức độ thiệt hại.
Đối với doanh nghiệp thiệt hại nặng, phải ngừng sản xuất kinh doanh để đầu tư khôi phục lại sản xuất kinh doanh, bao gồm cả doanh nghiệp phải thuê đất, thuê cơ sở vật chất ở địa điểm mới để khôi phục sản xuất, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh thực hiện hỗ trợ bằng việc ngân sách thoái (hoàn lại) tiền thuê đất đã nộp trước khi ngừng sản xuất kinh doanh; và được miễn tiền thuê đất từ năm 2014 (tổng số hoàn, miễn và giải pháp khác không quá số tiền thiệt hại).
Đối với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng bị thiệt hại, thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo Thông báo 207/TB-VPCP ngày 20/5/2014 của Văn phòng Chính phủ.
UBND tỉnh chỉ đạo các công ty kinh doanh hạ tầng miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng cho doanh nghiệp bị thiệt hại, chi phí này doanh nghiệp được trừ vào tiền thuê đất và không bị loại trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Để giải quyết chính sách, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng, mất việc làm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ:
Đối với người lao động không làm việc trong những ngày từ 12/5 đến khi trở lại làm việc (trước ngày 25/5/2014) do doanh nghiệp phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đã sản xuất kinh doanh trở lại doanh nghiệp chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động và hạch toán khoản tiền lương, tiền công này vào chi phí sản xuất kinh doanh được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại ngừng sản xuất có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh trong tháng 6 năm 2014 nhưng do chủ lao động chưa quay trở lại để thanh toán tiền lương, tiền công tháng 4/2014 và những ngày đầu tháng 5/2014 cho người lao động, đề nghị giao UBND tỉnh tạm ứng ngân sách địa phương để xử lý khoản tiền lương, tiền công còn nợ này. Khi chủ doanh nghiệp trở lại, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn trả ngân sách địa phương và hạch toán khoản chi này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại phải ngừng sản xuất và không có khả năng phục hồi sản xuất trước ngày 01/7/2014, đề nghị giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và UBND tỉnh tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/6/2014.
Đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, bị cháy phải ngừng sản xuất và gặp khó khăn trong đầu tư để phục hồi sản xuất kinh doanh, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với doanh nghiệp, đánh giá những thiệt hại của doanh nghiệp; xác định khả năng và những khó khăn khi phục hồi sản xuất kinh doanh; nghiên cứu đề xuất giải pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trước ngày 15/6/2014.
Tới đây, Bộ Tài chính cũng sẽ họp để hướng dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm sớm giải quyết bồi thường đối với các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm để các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh.
TBTCVN:Thưa Bộ trưởng, thực tế có một số doanh nghiệp bị thiệt hại, tổn thất về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu sổ sách, giấy tờ..., vậy, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp này như thế nào để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Theo ý kiến Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố phải công bố ngay bộ phận đầu mối tiếp nhận, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khôi phục, xác nhận, cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ phục vụ cho việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại và áp dụng các chính sách, chế độ liên quan.
Riêng về phía Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan tài chính ở địa phương, nhất là cơ quan thuế, cơ quan hải quan ngoài việc phối hợp chặt chẽ với bộ phận đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính, thì các cơ quan này kịp thời nắm bắt thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp bị ảnh hưởng về hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu kế toán, chứng từ để không làm ảnh đến công tác kê khai nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế của doanh nghiệp; khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong việc khai hải quan điện tử để hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thông quan kịp thời không bị gián đoạn; nắm bắt các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý để bảo đảm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bình thường của doanh nghiệp.
Đồng thời cơ quan thuế, hải quan chủ động sử dụng hồ sơ lưu giữ tại cơ quan thuế, hải quan để giúp doanh nghiệp khôi phục lại những hồ sơ bị tổn thất. Trường hợp chưa thể khôi phục ngay hồ sơ, thì trước mắt dựa trên kê khai và cam kết của doanh nghiệp để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ và sẽ thực hiện kiểm tra sau.
TBTCVN:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Huyền Trang (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Trăn trở chuyện gửi con khi hè đến
- ·Sẽ triển khai sửa chữa sớm cầu Lò Rèn
- ·Năm 2017 sẽ cấp số định danh cá nhân
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Hỗ trợ con giống, phương tiện sinh kế cho người khuyết tật, người già neo đơn
- ·Thị xã Long Mỹ: Tặng 25 phần quà cho người mù
- ·Giảm 80% nguy cơ gây thương tích tại cộng đồng
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Tham gia bảo hiểm xã hội, chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi về già
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·Giải pháp chống gian lận trong kinh doanh xăng, dầu
- ·Ngủ canh hàng Tết, vợ chồng chết cháy trong ki ốt chợ
- ·Nỗi buồn người phụ nữ nghèo bị u não
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Đặt 10 thùng từ thiện tại các trường THCS, THPT
- ·Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- ·Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: Nhiều kết quả nổi bật trong năm 2017
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng