Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 20-3 (giờ địa phương) bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Cuba với hy vọng khép lại dần quá khứ thù địch giữa 2 quốc gia. Tháp tùng ông Obama có vài chục thành viên quốc hội và các lãnh đạo doanh nghiệp muốn tìm cơ hội làm ăn ở Cuba. Người Mỹ muốn bỏ lệnh cấm vận Hãng tin AP nhận định ông Obama sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ với Cuba khi là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Havana trong 88 năm qua. Theỷnguyênmớitrongquanhệtphcm vs viettelo lịch trình, ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro sẽ hội đàm trong ngày 21-3. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến gặp một nhóm doanh nhân Cuba muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh bên ngoài đất nước. Một ngày sau đó, ông chủ Nhà Trắng sẽ có bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tại Nhà hát Quốc gia, gặp một số nhân vật đối lập và tham dự một trận bóng chày. “Ông Obama sẽ đề cập về lịch sử rất phức tạp trong quan hệ 2 nước..., nói rõ tầm nhìn của ông về tương lai mối quan hệ này... Ông Obama cũng sẽ khẳng định Mỹ không phải là một quốc gia thù địch đang tìm kiếm sự thay đổi chế độ (ở Cuba) mà là nguồn ủng hộ cho người dân Cuba” - Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết. Một chuyến thăm như thế là điều không tưởng cho đến khi 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Cuba đồng ý tái thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi tháng 12-2014. Kể từ đó, hai bên đã khôi phục lại quan hệ ngoại giao, nối lại dịch vụ hàng không thương mại, tăng cường hợp tác về thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, giữa 2 quốc gia chỉ cách nhau 150 km này vẫn còn một số bất đồng lớn, nhất là lệnh cấm vận kinh tế Cuba kéo dài 54 năm qua. Phe Cộng hòa tại quốc hội Mỹ cho đến giờ vẫn cản trở bước đi dỡ bỏ cấm vận Cuba nên ông Obama hiện chỉ có thể sử dụng quyền hành pháp của mình để nới lỏng hạn chế thương mại, du lịch với Havana. Hình ảnh Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Havana Đáng chú ý sẽ có ít nhất 5 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa có trong phái đoàn Mỹ thăm Cuba, qua đó nêu bật sự chia rẽ ngày càng tăng trong nội bộ đảng về vấn đề cấm vận kinh tế nước này. “Đây là chính sách đúng. Ông ấy đã làm điều đúng” - Thượng nghị sĩ Jeff Flake của Đảng Cộng hòa, một người tham gia chuyến đi, nhận định về động thái bình thường hóa quan hệ với Cuba. Theo thống kê, ít nhất 15/54 thành viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ công khai ủng hộ Washington tăng cường quan hệ thương mại với Havana và giảm bớt hạn chế người dân đến nước này. Chưa hết, các cuộc thăm dò cho thấy 72% người dân Mỹ muốn lệnh cấm vận trên bị bãi bỏ. Không thể đảo ngược Ngoài ra, những cái “gai” khác trong quan hệ 2 nước là tương lai vịnh Guantanamo và việc Mỹ thường xuyên đòi Cuba cải thiện dân chủ và mở cửa kinh tế. Cuba đang phàn nàn việc Mỹ “tiếp tục chiếm đóng căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo”, cũng như phản đối Washington ủng hộ những nhân vật và chương trình phát thanh, truyền hình chống phá Havana. Trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nhấn mạnh vấn đề cải cách chính trị, kinh tế sẽ không được đề cập trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Raul và Tổng thống Obama. Quan chức này tuyên bố không có chuyện Cuba từ bỏ nguyên tắc riêng của họ để đẩy nhanh việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Ông cũng thừa nhận giữa 2 nước hiện vẫn còn “những khác biệt lớn” trong các lĩnh vực như “hệ thống chính trị, dân chủ, nhân quyền, áp dụng và diễn giải luật pháp quốc tế”. Vì thế, sẽ không có gì khó hiểu nếu việc ông Obama có mặt ở Havana không thể giải quyết hết mọi vướng mắc nói trên trong quan hệ Mỹ - Cuba. Dù vậy, chuyến thăm này vẫn có ý nghĩa quan trọng bởi nó bảo đảm tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước là “không thể đảo ngược”, như lời ông Rhodes. Đây sẽ là một trong những di sản đối ngoại đáng chú ý mà ông Obama để lại sau khi rời Nhà Trắng vào tháng 1-2017. “Ông Obama muốn được nhớ đến như là vị tổng thống Mỹ kết thúc chiến tranh lạnh ở Mỹ Latin và bình thường hóa quan hệ với Cuba. Vì thế, ông ấy cần nỗ lực tối đa trong việc khiến người kế nhiệm gặp khó nếu muốn đảo ngược điều này” - ông Geoff Thale, một chuyên gia về Cuba tại tổ chức Văn phòng Washington về châu Mỹ Latin (Mỹ), nhận định với báo The New York Times.
Theo NLĐ Dự báo thời tiết ngày 21/3/2016: Trời có mưa phùn và sương mù rải rác |